Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

GIA PHẢ HỌ TỐNG PHƯỚC

GIA PHẢ HỌ

TỐNG PHƯỚC

TÁC GIẢ TRẦN VĂN ĐƯỜNG

GIA PHẢ

HỌ TỐNG PHƯỚC

PHƯỜNG KIM LONG

THÀNH PHỐ HUẾ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TH́ANG 7 NĂM CANH DẦN – 2010

LỜI TỰA

Tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra trận thiên tai bão lụt ngày 28 và 29 tháng 9 năm 2009, Phủ Quy Quốc Công của dòng họ Tống Phước là một trong những nơi chịu hậu quả của cơn bão đi qua làm hư hại nặng. Con cháu vô cùng bàng hoàng, lo lắng, ai cũng ngậm ngùi đau xót khi nhìn thấy nơi thờ tự Tổ Tiên xiêu vẹo, đổ nát. Nhìn lại, thực lực của tất cả con cháu nội đều khó khăn như nhau, vừa gấp rút tự khắc phục nhà ở của mình sau cơn bão, vừa phải tính đến việc góp sức chung vai sửa chữa lại nhà thờ vì không thể để nhà thờ Tiên Tổ nằm phơi trong mưa gió như thế mãi được.

Tâm lý lúc ấy, ai cũng chỉ đưa mắt nhìn, âm thầm xót xa và thấy rõ sự bất lực của mình. Con cháu trai trong phái chỉ còn vỏn vẹn mười chín người, tình cảnh kinh tế gia đình nhìn chung là lao động bình thường, thu nhập cũng chỉ ở mức đủ trang trải sinh hoạt hằng ngày.

Phủ Quy Quốc Công, một công trình có giá trị di sản gia bảo của dòng họ và có tầm vóc di tích lịch sử trong quần thể di tích tại làng Kim Long- Huế, muốn gấp rút trùng tu lại liệu phải làm gì cho phải lẽ ?

Trước sự sụp đổ như vậy, lòng hiếu hảo thúc thôi, cháu con đã được triệu tập để họp bàn, nhưng qua đóng góp bước đầu của con cháu nội không được bao nhiêu so với yêu cầu của việc sửa sang. Cuối cùng, những lá thư ngõ của đại diện phái II kêu gọi lòng hảo tâm của tất cả con cháu nội ngoại gần xa được gửi đi. Cây có cội nước có nguồn, người có tổ tông, đạo lý ấy vẫn chảy mãi và ấm lên trong con cháu nội ngoại dòng họ Tống Phước. Nửa tháng sau, số tiền công đức cúng hiến đã lên đến 30.000.000 đồng, công việc trùng tu

nhanh chóng được tiến hành và kế hoạch trước tiên làm từ mái xuống để khống chế chuyện nắng mưa, phần dưới làm sau, tài chánh cạn kiệt thì tạm ngưng.

Phước và duyên ông bà đã để lại, sĩ diện và thể thống gia phong chưa phải nhạt mờ, Phan Thị Phương Thảo cô cháu ngoại từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm và kịp ngộ ra rằng thế phiệt trâm anh tiên tổ gầy dựng, việc tô bồi là của cháu con nội cũng như ngoại. Vì danh tiếng ấy chẳng riêng dành cho cháu nội mà cháu ngoại từ lâu vẫn có, cô cháu ngoại Phương Thảo phát tâm cúng hiến đại trùng tu, nỗi lo được thay vào đó lòng hồ hởi tiếp tục đóng góp hướng về công đức Tổ Tiên.

Uy linh Tiên tổ, phủ Quy Quốc Công rực rỡ, sáng ngời, văn hóa dòng họ đúng tầm thời đại là việc phải làm để danh phận cháu con không thể thành mai một!

Một gia bảo thứ hai là 17 sắc phong và chiếu chỉ các vua Triều Nguyễn phong tặng cho các ông bà gần 190 năm lưu truyền gìn giữ, tuy nhiên thời gian đã làm hư nát, cô cháu ngoại Phương Thảo đã xin phép gia tộc và khấn xin tổ tiên mang về nhờ Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia Phả thành phố Hồ Chí Minh tu bồi lại.

Phủ Chúa đã tu sửa , sắc phong đã phục chế nhưng bộ gia phả còn lắm đơn sơ, chưa thể hiện đúng phong thái của dòng họ nhà, Phương Thảo xin được thay quý cậu, thay anh em họ Tống dựng lại.

Ngày 04 tháng 11 năm 2010, trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thuộc Chi hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh được mời về Kim Long cùng gia tộc tiến hành dựng gia phả. Dù những ngày cuối năm mưa lạnh, nhưng dựng gia phả là việc làm đầy thiêng liêng, chú cháu

chúng tôi: Tống Phước Hàm, Tống Phước Chuân, Tống Phước Đạt cùng tổ công tác đã đến từng nhà, đội mưa đến từng ngôi mộ ông bà ghi nhận các thông tin và hình ảnh làm dữ liệu lưu lại cho con cháu trong gia phả. Những di chỉ ghi bằng chữ Hán –Nôm xưa không đọc được nay tổ chuyên môn cũng đã giúp ta hiểu rõ hơn nhiều chi tiết về ông bà xưa nay có nhầm lẫn và đã đưa vào gia phả.

Gia phả là hình ảnh Tổ tiên và con cháu nhiều đời, trong đó nền nếp gia phong bằng lời văn, bằng hình ảnh được hệ thống một cách chính xác theo thế thứ và thể hiện mối quan hệ huyết thống. Thiết nghĩ rất quý báu đối với gia tộc khi nhân vật, sự kiện qua thời gian xóa mất đi dấu tích. Do vậy trước khi in thành bản chính thức, tổ thực hiện đã trình gia tộc kiểm tra, ngày 23 tháng 3 năm 2011 tổ thực hiện đã đến khu mộ Tổ ở Long Hồ để lấy thông tin từng bia mộ và bổ sung rất kỷ, chỉ còn một số anh em con cháu vì cuộc sống lưu lạc không đưa hết chi tiết được, hy vọng có ngày nhờ ân đức Tổ tiên dẫn dắt tìm về sẽ tục biên đầy đủ. Trong khuôn khổ cho phép có thể còn vài thông tin chưa ghi chép kịp, đó là khách quan vì dòng họ ta quá to lớn, thanh thế và di tích quá nhiều khó đưa hết vào gia phả.

Từ Thủy Tổ đến đời cuối cùng dòng họ ta có 13 đời, mặc dù nguồn gốc cao hơn chưa có điều kiện kết nối nhưng chúng ta đã hài lòng với bộ gia phả nầy, Đây là bộ Gia phả phong phú nhất của dòng họ ta bằng chữ quốc ngữ hậu sanh ai cũng đọc được, con cháu sau nầy căn cứ vào đây mà đón nhận ruột thịt nội và ngoại của mình. Hãy đem những vinh quang, phong cách truyền thống nầy hòa hợp vào thời đại mới, rao truyền đời đời cho cháu con thấy được đạo lý và nhân cách của chúng ta. Tổ tiên đã cho chúng điều vô cùng hãnh diện ta phải biết giữ gìn và sống làm người xứng đáng.

Bộ gia phả nầy có cấu trúc hoàn chỉnh đủ các yêu cầu, ngoài việc sử dụng trong gia tộc, các cơ quan khoa học có thể tham khảo.

Thay mặt Phái II họ Tống Phước xin cám ơn Trung tâm NC&THGP Tp.HCM đã giúp chúng tôi có được một di sản mới cho dòng họ. Cám ơn tất cả con cháu nội ngoại đã có lòng hiếu thảo với ông bà, nhất là cô Phương Mai và cháu Phương Thảo đã cúng hiến, gánh vác hơn 80% việc hiếu nghĩa thay con cháu nội, Phái II xin vinh danh tấm lòng hiếu thảo ấy, con cháu đời sau ghi nhớ công đức và noi gương.

Ngưỡng nguyện ơn trên phò hộ cho tất cả được an khang, phước tổ trãi đều với mọi cháu con.

Kim Long, ngày 24 tháng 3 năm 2011

(20 tháng 2 năm Tân Mão)

Đại diện Phái II – Họ Tống Phước

Tống Phước Hàm

PHẢ KÝ

Nước có sử - Nhà có phả.

Tìm hiểu lịch sử là tìm hiểu sự phát triển của dân tộc, của đất nước qua các thời kỳ với những bước thăng trầm, thịnh suy để qua đó hiểu được văn hóa, truyền thống gắn liền với dân tộc ta, đất nước ta trên đường phát triển.

Đi tìm nguồn gốc dòng họ là tìm hiểu và khẳng định sự tồn tại, sự phát triển của dòng họ, của các đời, gắn với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, của đất nước trong những giai đoạn lịch sử. Đây là trách nhiệm của con cháu nhằm hiểu rõ ông bà tổ tiên, xác định tổ quán và biết được dòng họ mình phát triển ra sao, có những biến động gì, có vị trí gì trong xã hội, trong làng xóm.

Công việc tìm hiểu, nghiên cứu về sự phát triển và truyền thống dòng họ, tức chép sử dòng họ, được gọi là dựng Gia phả. Đây là công việc mang tính văn hóa, khoa học và rất thiêng liêng. Ghi chép về sự phát triển của dòng họ không thể bỏ qua việc ghi chép kỹ càng các mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân giữa dòng họ này với các dòng họ khác; quan hệ văn hóa truyền thống của dòng họ với làng xóm, địa phương; thông qua đó thấy được truyền thống lao động, truyền thống yêu nước của họ tộc.

NGUỒN GỐC DÒNG HỌ

Tổ quán là nơi các vị Tổ tiên của dòng họ khai cơ lập làng, hoặc từ nơi khác đến lập nghiệp, sinh sống lâu đờì và truyền đến các đời sau. Tổ tiên các đời trước của họ Tống Phước cư ngụ ở làng Bùi Xá tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, (nay là huyện Hà Trung), tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, nhiều nhà văn hóa lỗi lạc và là nơi xuất phát của những cuộc di dân đi về phương Nam, qua các triều đại.

Ngài Tống Phước Triều Đô Hầu đưa gia quyến vào Đàng Trong vào khoảng năm 1660, dưới triều đại chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), nhận tịch tại làng Kim Long, phủ Thừa Thiên Huế (phường Kim Long thành phố Huế hiện nay). Lúc đó làng Kim Long đã có 11 họ từ miền ngoài đến ở và khai tịch. Họ Tống Phước là họ cuối cùng trong danh sách tiền hiền và hậu hiền. Hậu duệ họ Tống Phước các đời sau sinh sống tại Kim Long đến nay đã trên hai trăm năm, nên Kim Long là tổ quán của họ Tống Phước và ông Tống Phước Triều là Thủy tổ.

Dòng họ Tống Phước ở đất Thanh Hóa là một dòng tộc nhiều đời làm quan võ, thanh thế to lớn, con cháu nhiều thế hệ giữ vững nếp nhà “Gái trâm anh, trai tuấn kiệt”. Do vậy, họ Tống Phước di dân vào Đàng Trong vẫn mang theo tính cách dòng họ, vừa là quốc thích vừa là hoàng thân, không những một nhà mà nhiều nhà với các bà họ Tống đài các trở thành hoàng hậu, phi tần, làm thông gia với hoàng tộc thời nhà Lê, nhà Nguyễn; các ông họ Tống Phước tài hoa nên nhiều người là phò mã, quận công, làm quan võ theo chúa Nguyễn đánh Đông, dẹp Bắc.

Ngược dòng thời gian, khoảng năm 1650, dưới triều chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần khi phủ chúa còn tại làng Kim Long. Chúa Nguyễn Phúc Tần có hai bà vợ chính, một người họ Chu sinh được hai trai một gái là Phúc quận công Nguyễn Phúc Diễn, Hiệp quận công Nguyễn Phúc Thuần và một gái là công chúa Ngọc Tào. Bà họ Tống, quê ở huyện Tống Sơn, Thanh Hoá là con gái của Thiếu phó Tống Phúc Khang, người cùng quê với chúa Nguyễn. Bà này sinh được hai con trai, Nguyễn Phúc Thái là con thứ hai. Vào thời điểm nầy, họ Tống Phước từ Tống Sơn có điều kiện tốt di dân vào đất kinh thành.

Khi người con cả là Nguyễn Phúc Diễn mất, Nguyễn Phúc Tần cho rằng Nguyễn Phúc Thái tuy là con bà hai song lớn tuổi lại hiền đức nên phong làm Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân Hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủ. Khi Nguyễn Phúc Tần mất, Nguyễn Phúc Thái đã 39 tuổi được nối ngôi chúa.

Chúa Nguyễn Phúc Thái là cháu bên ngoại của dòng Tống Phước, là người rộng rãi, khoan dung; trong cải tổ hệ thống quan chức cai trị có giảm nhẹ hình phạt, khoan thư thuế khóa và lưu ý xem xét trọng dụng quan lại cũ. Trăm họ đều vui mừng. Đây cũng là một điều phúc cho họ Tống Phước ta.

Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời dinh của các chúa Nguyễn từ Kim Long vào làng Phú Xuân, nơi này trở thành Kinh Đô của triều Nguyễn và được gọi là Chính dinh. Chỗ phủ cũ ở làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) trở thành Thái Tông miếu, thờ chúa Hiền.

Chúa Nguyễn Phúc Thái mất năm 1691, thọ 43 tuổi.

LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT KIM LONG

TỔ QUÁN HỌ TỐNG PHƯỚC

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, vùng đất Phú Xuân, Huế (phần đô hội của xứ Thuận Quảng) có vị trí khá quan trọng. Theo các tư liệu xưa, hàng nghìn năm trước Thừa Thiên Huế đã từng là nơi cư trú của các cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau.

Qua lời sấm truyền “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành Sơn, có thể yên thân muôn đời), năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hóa, khởi đầu cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Từ đây, quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Thuận Hóa là vùng chiến tuyến tranh giành quyền lực giữa Đàng Trong và Đàng ngoài, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện ổn định để hình thành trung tâm dân cư sầm uất. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy.

Mãi đến năm 1636, khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long, quá trình đô thị hóa trong lịch sử bắt đầu và phát triển thành vùng đất kinh thành Huế. Hơn nữa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi và đổi tên thành Phú Xuân (ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay), tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong.

Tuy có lúc, phủ Chúa dời ra Bác Vọng (1712-1723), nhưng khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân và dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam kinh thành Huế hiện nay.

Sự nguy nga bề thế của thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong "Phủ biên tạp lục" năm 1776 và trong "Đại Nam nhất thống chí" với tư cách là đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà, Phú Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong (1687-1774), rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều vua Quang Trung (1788-1801) và cuối cùng là kinh đô nước Việt Nam trong gần 1,5 thế kỷ dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945).

Các tên gọi Phú Xuân – kinh thành Huế, Thừa Thiên Huế đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước từ những thời kỳ lịch sử ấy.

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, tiếp đó là đế quốc Mỹ. Cùng với cả nước, nhân dân Thừa Thiên Huế đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập và thống nhất Tổ quốc với biết bao chiến tích và sự tích anh hùng.

Từ những năm thuộc Pháp cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975) , Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của nhiều nhà cách mạng trên đường cứu nước. Phan Bộ Châu, Phan Chu Trinh cùng nhiều nhân sỹ yêu nước khác đã từng hoạt động tại đây.

Cũng tại nơi này, người thanh niên Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống gần 10 năm thời niên thiếu trước khi vào Nam và ra đi tìm đường cứu nước.

Năm 1916, Việt Nam Quang Phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên quy mô nhiều tỉnh, vua Duy Tân xuất giá tham gia khởi nghĩa.

Thừa Thiên Huế còn là cái nôi của phong trào cách mạnh, nơi đào tạo ra những nhân tài, những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, khoa học như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn...

Kim Long là tổ quán của họ Tống Phước.

Sông Kim Long chảy ngang qua làng Kim Long, nối liền sông đào Kẻ Vạn với sông Hương. Ngày xưa sông Kim Long chảy phía sau Kinh thành Phú Xuân. Năm 1803, khi Gia Long mở rộng Kinh đô thì một đoạn sông nằm phía trong Kinh Thành; đoạn còn lại chảy qua Kim Long ở thượng lưu và Phú Hiệp, Phú Cát ở hạ lưu. Đoạn này có tên là sông Lấp.

Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất của các chúa Nguyễn chọn để lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái dời phủ về Phú Xuân. Vì thế, nơi đây vẫn còn lưu giữ những chùa, đền, dinh thự cổ kính của các vua, hoàng hậu, các gia đình quí tộc ở Huế.

Ngay ở đầu thôn Phú Mộng là phủ thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Đây là ngôi nhà rường tinh xảo, dựng cách đây 187 năm. Khi Tả quân vào Nam trấn thủ thành Gia Định, ông đã giao lại cho con thừa tự là Lê Văn Yến.

Từ phủ Tả quân trở đi, những ngôi nhà rường Huế ken dày trong làng Kim Long khoảng 60 cái còn nguyên vẹn, có nhà còn năm sáu nghìn mét vuông đất hoa viên, trồng sapôchê, cam, quýt, thanh trà, nhiều loại hoa vạn thọ, hồng, cây cảnh.

clip_image004

Phủ thờ ở làng Kim Long

Phủ Diên Phước công chúa, Phủ Vĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Độ, nhà ở quan Thượng thư Bộ Lễ Phạm Hữu Điền, các ngôi nhà của các ông bà Nguyễn Hứa Vãn, Mai Khắc Lưu, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Thị Ngộ, Đoàn Kim Khánh, Hoàn Xuân Bật đều mang những đặc trưng nhà cổ truyền thống của Huế. Phủ Vĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Độ, nơi có ba người con gái rất xinh đẹp, một gả cho vua Đồng Khánh, một gả cho em vua Hàm Nghi, còn lại người con gái út Nguyễn Hữu Thị Nga được vua Thành Thái đưa vào cung phong làm huyền phi, sinh hạ được hai người con.

Nói về vẻ đẹp của người con gái Kim Long thì theo chuyện kể dân gian, nguyên nhân "Có lẽ nhờ dùng nguồn

nước sông Hương và những vườn cây trái xum xuê bốn mùa mà con gái Kim Long hầu như ai cũng đẹp".

Con gái Kim Long với đôi mắt đen to tròn, ánh nhìn đa tình nhưng lại phảng phất nét lạnh lùng của người con gái Huế, dáng người mảnh khảnh, tóc dài ôm trọn bờ vai sẽ mãi là nét quyến rũ riêng có nơi Huế mộng, Huế mơ. Nhưng phảinói một cách công bằng thì bí quyết để giữ gìn nét đẹp của các cô gái Kim Long chính là nét dễ thương, dịu dàng, đảm đang và tấm lòng chung thủy, sắt son.

Kim Long đã từng nổi tiếng từ thời vua Thành Thái với câu ca dao:

"Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi..."

Chuyện kể rằng:

"Vào một ngày tết Nguyên Đán, vua Thành Thái cải trang làm một người dân bách tính đi “liều” lên Kim Long để tìm chọn một Quý Phi. Đến nơi nhìn khắp đó đây, không gặp ai vừa ý, thất vọng, ông liền thuê một chiếc đò ra về. Đò ghé vào, khi bước lên, ông trông thấy cô lái đò, khoảng chừng hai mươi, đang khép nép trong chiếc áo vá vai, với đôi má ửng hồng rất có duyên. Lòng ông bỗng xao xuyến rộn lên một niềm cảm xúc lạ lùng…

Ông gọi cô gái và hỏi một cách đột ngột :

- Nàng có ưng làm vợ Vua không?

Ngây thơ chẳng biết đó là vua cải trang, nàng nửa đùa nửa thật đánh bạo nói: “Ưng”!

Lập tức Vua Thành Thái giành lấy tay chèo, đích thân chèo đò xuôi dòng sông Hương từ Kim Long đến bến Nghinh Lương trước Phú Văn lâu, rước nàng vào Nội.

Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, vùng đất Thừa Thiên Huế đã chứng kiến nhiều sự đổi thay, hưng thịnh của các triều vua Nguyễn; đã oằn mình đau đớn chung với cái đau mất nước của dân tộc, của đồng bào. Bao nhiêu cuộc lật đổ, phế ngôi, lập ngôi; bao nhiêu cuộc tàn sát quan quân do bọn thực dân xâm lược gây ra đã làm não lòng người dân xứ Huế

Đến với làng Kim Long, ngày nay chúng ta không phải qua sông Hương bằng chiếc đò con thơ mộng nữa vì cầu Tràng Tiền và cầu Phú Xuân xây kiên cố đã rút ngắn thời gian, thêm nữa là con đường nhựa chạy dài bên kia sông Hương dẫn đến Kim Long nhanh chóng.

Qua Đại nội, vào đến Phú Mộng, không gian yên tĩnh, dịu dàng của những ngôi nhà vườn hiện dần ra như nhắc nhớ con người ngày nay một thời Kim Long quyền quý cao sang và những mỹ nhân yêu kiều, quy phái.

Ngày nay, làng Kim Long là phường Kim Long thuộc thành phố Huế, cũng ít nhiều thay đổi theo dòng chảy mãnh liệt “đô thị hóa” của tỉnh thành nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống với những ngôi nhà vườn kiến trúc độc đáo, nấp dưới tán cây xanh nên rất mát mẻ.

Phục hưng nền văn hóa truyền thống, tôn tạo các khi di tích văn hóa, đình làng ở Thừa Thiên Huế, là công việc của các nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử và của người dân xứ Huế.

Hàng trăm di tích lịch sử văn hóa được công nhận, các phủ thờ làng Kim Long được giữ gìn cẩn thận có người trông coi, hương khói; đình làng với lễ hội hàng năm nhắc nhau truyền thống văn hóa và lịch sử quật khởi chống xâm lược của cha ông.

PHÁT TÍCH DÒNG HỌ

Họ Tống Phước di dân vào đất Kim Long trong khoảng thời gian chúa Nguyễn Phúc Tần nắm quyền. Do các quý bà họ Tống Phước trở thành quốc thích, nên cả họ Tống Phước được nhờ. Trước đây các vị quan họ Tống Phước chỉ có chức vị, chưa có tước. Từ khi bà Tống Thị Lan được Thế Tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh cân nhắc lên bậc vị Nguyên Phi vào năm Gia Long thứ 3 (1804), thì mới truy tặng phong tước cho bốn đời họ Tống Phước:

- Cao Tổ là Tống Phước Đức được tặng chức Cai Cơ, tước Hầu.

- Tằng Tổ là Tống Phước Dương được tặng chức Chưởng Cơ, tước Quận Công.

- Nội Tổ là Tống Phước Thành được tặng chức Chưởng Doanh, tước Quận Công.

- Cha là Tống Phước Khuông chức Thái Bảo, được tặng tước Quốc Công.

Đền thờ các quan được lập tại Phú Xuân gọi là đền Tống Công, năm Minh Mạng thứ 13 đổi phong là Quy Quốc Công, sau dời về đến làng Kim Long, nơi tập trung các phủ chúa.

Bà Chánh thất của Quận công Tống Phước Thành trong gia phả của họ tộc không ghi tên họ và con cái cũng không có.

Bà thứ thất của Thành Quận Công là Y Phu Thiền Quận Công Phu Nhân, sinh hạ hai người con trai, là: Tường Lý hầu Tống Phước Công và Thái Bảo Quy Quốc Công Tống Phước Khuông.

Từ đời V trở đi, họ Tống Phước làng Kim Long chia làm hai Phái:

Phái Nhất: Tường Lý Hầu Tống Phước Công, là vị tổ của phái Nhất mà hậu duệ của phái nầy lo thừa tự việc họ. Hằng năm lấy ngày mùng 3 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ ngài Tống Phước Triều Đô Hầu làm ngày giỗ họ tại đây.

 
 

clip_image006

Cổng nhà thờ họ Tống Phuốc tại Cầu Cống - Vỹ Dạ


Phái Nhì: Thái Bảo Quy Quốc Công Tống Phước Khuông vị tổ của phái Nhì, con cháu trực hệ qui tụ chủ yếu tại làng Kim Long, thành phố Huế. Tại đây không có nhà thờ họ và Phái nên phối thờ tại phủ chúa Quy Quốc Công.

Ngày 16–17 tháng 6 là ngày giỗ của ngài Tống Phước Khuông.

Phái Nhì chọn ngày 18 tháng 2 làm ngày giỗ Phái.

 
 

clip_image008

Phủ thờ Quy Quốc Công xây dựng lại năm 2009

Việc phục dựng gia phả họ Tống Phước làng Kim Long, từ đời V trở đi, chỉ tìm hiểu và ghi tiếp hậu duệ của Phái Nhì mà không ghi Phái Nhất.

Nhận xét chung về hậu duệ Phái Nhì và ngược lên các đời tổ tiên họ Phước Tống làm quan nhà Nguyễn, thì thấy chỉ có Thái Bảo Quy Quốc Công Tống Phước Khuông là người nhiều năm xông pha trận mạc, cùng với chúa Nguyễn Ánh vào Nam dựng cơ nghiệp, phò Chúa trên đường bôn tẩu, mưu sự lớn.

Họ Tống Phước được vinh hiển từ ngày con gái Quy Quốc Công Tống Phước Khuông là bà Tống Thị Lan được Vua Gia Long phong ngôi vị Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan là bậc mẫu nghi, tánh tình hiền thục đoan trang, được Vua Gia Long và triều thần quý trọng. Chuyện kể về nửa thoi vàng của vua Gia Long trong thời khắc việc dựng nghiệp mỏng manh, quân Tây Sơn truy đuổi, phải xa lìa núm ruột, người thân như sau:

Mùa thu năm Quý Mão (1873) Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh, phải chạy ra đảo Phú Quốc, sau đó thấy tình hình nguy ngập, Nguyễn Ánh gửi Hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) đưa qua Pháp xin cầu viện. Lúc ấy Hoàng Tử Cảnh mới 4 tuổi. Bá Đa Lộc lạy xin thọ mệnh.

Nguyễn Ánh và bà Nguyên Phi lau nước mắt đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp. Sau khi Hoàng Tử Cảnh đi rồi, Nguyễn Ánh lấy một thoi vàng chặt đôi (một thoi 20 lượng), một nửa trao cho bà, một nửa giữ lấy và căn dặn:

Con ta đi rồi, ta cũng sẽ sang Xiêm. Vậy Phi phải ở lại đây (Phú Quốc) để cung phụng Quốc Mẫu (tức bà Thiếu Khương, vợ của Nguyễn Phúc Luân) chưa biết gặp nhau khi nào và ở chỗ nào. Vậy lấy vàng này làm tin.

Trong những ngày Nguyễn Ánh bôn tẩu, khi ở Xiêm, lúc ở Việt, bà Nguyên Phi Tống Thị Lan một mình hầu hạ mẹ chồng, tự may dệt nhung phục (*) cho quân lính. Một lần, quân Nguyễn giao

-----------------------------------

(*) Nhung phục: Quần áo lính.

chiến với quân Tây Sơn, đến hồi quyết liệt, quân Nguyễn núng thế, muốn rút lui, bà tự tay nổi trống thúc quân, quân Nguyễn Ánh hăng hái trở lại, xông lên và cuối cùng thắng lợi.

Sau ngày thu phục đất nước, Gia Long hỏi bà về nửa thoi vàng năm xưa, bà đem vàng ra trình lên. Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thoi vàng và bảo rằng “Vàng này mà còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải giữ để về sau con cháu biết.

Dứt lời, Gia Long lấy nửa thoi vàng của mình ráp với nửa thoi vàng của bà Nguyên Phi, rồi trao hết cho bà.

Năm 1814, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu mất, nhà vua bàn với đình thần về việc làm một cái “Hiệp lăng” để “song táng” bà và ông về sau vào một chỗ theo cái lệ xưa “càn khôn hiệp đức”, sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quanđồng quách.

Từ đời thứ VII, con của ngài Vĩnh Thuận Hầu Tống Phước Lương và các bà, sự vinh hiển của họ Tống Phước giảm dần, các ngài làm quan nhỏ, chẳng có ai tham gia triều chính.

Về mặt thừa tự thì các đời sau có người sinh nhiều con nhưng chỉ có một người con trai nối dõi, có người chỉ sinh toàn gái, thất tự sau ngày qua đời mồ mả không ai chăm lo, phải hiệp kỵ ở nhà thờ họ Phái Nhì.

Cũng từ đời thứ VII trở đi, con gái họ Tống tuy vẫn là phu nhân đài các nhưng số phận có phần hẩm hiu. Bà Tống Thị Ròn, con gái của Âm thọ tinh binh Chánh đội trưởng Tống Phước Lai nhan sắc mặn mà, công dung ngôn hạnh khả phong, thuở thanh xuân đã được chọn làm tỳ nữ.

Vua Dục Đức phải lòng bà, sanh đặng một gái là Công Chúa Tân Phong.

Vua Dục Đức lên ngôi vua ngày 19 tháng 6 năm Giáp Thân (1884) được ba ngày thì vua bị quần thần ép tội, đem giam vào ngục trong cung, bỏ đói chết ngày mùng 6 tháng 9 cùng năm. Thân phận của bà tỳ thiếp Tống Thị Ròn không được ghi trong Thế Phả nhà Nguyễn.

Vua Thành Thái sau ngày lên ngôi đã khôi phục lại danh vị cho Phụ Hoàng Dục Đức, khôi phục lại đế hiệu và tôn làm Cung Tôn Huệ Hoàng Đế. Công Chúa Tân Phong được hoàng huynh xây cho phủ chúa tại làng Kim Long.

Đời VIII họ Tống Phước, các bậc nam tử họ Tống theo vua lo việc nước nhưng việc không thành, bỏ xác chốn rừng sâu, mồ mả thất lạc. Hiệp lãnh thị vệ Tống Phước Sum theo phò vua Hàm Nghi lên tận vùng cao Voi Mép khí hậu khắc nghiệt. Ông lâm bệnh qua đời tại Tân Sở, mộ chôn trong rừng sâu, nay không tìm ta dấu tích.

Từ đời IX trở đi, hậu duệ họ Tống Phước tuy vẫn còn người sinh sống chốn kinh thành, làm vợ, làm dâu của con cháu các vua nhà Nguyễn, song số đông đã trở về với dân dã, sống ly tán, vào Quảng Nam, Bình Định xa xôi lập nghiệp.

Đời thăng trầm, đổi thay vô thường, thanh thế dòng họ vẫn mãi là niềm tự hào của nhiều đời con cháu mang dòng máu Tống Phước, dù ngoại hay nội phải biết lấy cái cội nguồn vẻ vang xưa tiếp nối nhau gìn giữ, và phát huy trong đời sống mới.

QUAN HỆ HÔN NHÂN HỌ TỐNG PHƯỚC

Quan hệ hôn nhân của dòng họ Tống Phước, sau ngày di dân từ Tống Sơn đến làng Kim Long, được xây dựng từ mối quan hệ chúa tôi, theo nghi thức phong kiến chốn cung đình. Các bà họ Tống trở thành bậc Mẫu nghi, quốc thích từ quan hệ hôn nhân, sinh các vì hoàng nam, công chúa mang họ Nguyễn. Một số bà vợ của các ông họ Tống, con cháu không rõ tên họ, được biết qua ghi chép trong Phả cổ, trên bia mộ nhưng ghi theo tên-chức-tước của ông, ghi tên thụy, không biết húy.

Thống kê các đời sau nữa, thì thấy họ Tống có các cuộc hôn nhân với các họ như sau. Họ Nguyễn 20 cuộc, họ Trần 10 cuộc, trong đó họ Nguyễn phần lớn là con cháu của các Chúa, Vua triều Nguyễn. Các họ khác như Lê (4 cuộc), họ Phan (4 cuộc), Mai, Hồ (2 cuộc) và các họ khác như Phạm, Phan, Huỳnh, Hoàng, Hồ, Dương, Châu, Trương, Võ…

Số con cái của các quý ngài, quý bà họ Tống Phước thường không nhiều, số trai ít hơn gái, có nhiều trường hợp chỉ sinh gái, hoặc có con trai nhưng mất sớm.

Các ông họ Tống Phước là đại quan trong triều, ngoài chánh thê còn có nhiều thứ thất, sinh hai, ba dòng con, gia pháp nghiêm minh nên trên dưới rất thuận hòa, tiếp nối nhau giữ nếp gia phong. Quả vậy, tiếng thị phi nhiều đời không có điều để lại.

Sau ngày chế độ phong kiến lụi tàn, con cháu họ Tống Phước tự thân lo cuộc sống, hoàn cảnh khó khăn, việc dựng vợ gã chồng theo nếp sống dân gian, không còn trường hợp nào “năm thê, bảy thiếp”, hai ba dòng con. Ấy là chế độ một vợ một chồng vậy!

Do đi vào đời sống với những đổi thay của xã hội, của đất nước; con cháu họ Tống Phước vừa có kiến thức chốn học đường, vừa có kinh nghiệm trong đời sống nên quan hệ hôn nhân có nhiều đổi mới phù hợp với trào lưu tiến bộ, không ràng buộc với các dòng họ vua chúa nữa.

 
 

clip_image010

Nhà thờ họ Tống Phước tại Vỹ Dạ

PHẢ HỆ

THỦY TỔ

 
 

TRIỀU ĐÔ HẦU

TỐNG PHƯỚC TỔ CÔNG

Kỵ ngày mùng 3 tháng 11 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

TRIỀU ĐÔ HẦU THỨ THẤT

Kỵ húy ngày 13-14 tháng 3 ÂL

Tổ tiên dòng họ Tống Phước trước đây theo Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng vào trấn đất phương Nam, nhận tịch tại làng Kim Long, phủ Thừa Thiên nay là thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế..

Thủy tổ của dòng Tống Phước tại phường Kim Long, thành phố Huế hiện nay là ngài Triều Đô Hầu Tống Phước làm quan được phong đến tước Hầu, có hiệu là Triều Đô Hầu.

Ngài Triều Đô Hầu đưa con cháu ngài đến Phú Xuân, phủ Thừa Thiên khai tịch tại làng Kim Long, lúc đó làng Kim Long đã có 11 họ từ miền ngoài đến ở và khai tịch. Họ Tống Phước là họ cuối cùng trong danh sách tiền hiền và hậu hiền đất Kim Long kinh thành Huế.

Ông mất ngày mùng 3 tháng 11 âm lịch, gia phả cổ thất lạc nên không biết năm mất của ông. Mộ ông táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước tại làng Long Hồ.

Bà chánh: con cháu sau nầy không ai tường thân thế.

Bà thứ: cũng không biết nhiều hơn, chỉ ghi lại ngày húy kỵ của bà là ngày 13 và 14 tháng 3 âm lịch.

 
 

clip_image012

Hoành phi QUY QUỐC CÔNG TỪ

ĐỜI II

 
 

Cai Cơ

NGHĨA ĐỨC HẦU

TỐNG PHƯỚC ĐỨC

Kỵ ngày 11 tháng 9 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước

làng Long Hồ - Huế

ĐỨC NGHĨA HẦU THỨ THẤT

Kỵ húy ngày 24-25 tháng 9 ÂL

Ông Tống Phước Đức con trai của ngài Triều Đô Hầu, làm quan giữ chức Cai Cơ, trông coi việc quân cơ, ông được truy phong tước Hầu, hiệu là Đức Nghĩa Hầu.

Ông có bao nhiêu bà vợ không ai biết, chỉ còn ghi lại một bà thứ thất mất ngày 24 tháng 9 và kỵ vào ngày 24 và 25 tháng 9 âm lịch.

Ông bà sanh hạ bao nhiêu người không rõ, chỉ thấy có ghi hai ông:

- Dương Quận Công

- Thêm Lộc Hầu.

ĐỜI III

 
 

Chưởng Cơ

DƯƠNG QUẬN CÔNG

TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

Kỵ ngày 19-20 tháng 9 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

DƯƠNG QUẬN CÔNG CHÁNH THẤT

Kỵ húy ngày 23 tháng giêng

DƯƠNG QUẬN CÔNG THỨ THẤT

Kỵ húy ngày 6-7 tháng chạp

Ông Tống Phước Dương làm quan đến chức Chưởng cơ, được Vua Gia Long truy phong tước Quận Công, hiệu là Dương Quận Công.

Ông mất ngày 20 tháng 9 âm lịch, năm mất không rõ.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước tại làng Long Hồ.

Bà chánh mất ngày 23 tháng giêng.

Bà thứ kỵ húy ngày mùng 6 và 7 tháng 9 âm lịch.

clip_image014

Cổng phủ chúa Quy Quốc Công năm 2010

ĐỜI III

 
 

THÊM LỘC HẦU

TỐNG PHƯỚCCÔNG

Kỵ ngày 20 tháng 2 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước

làng Long Hồ - Huế

(Vô Tự)

Ông Tống Phước Thêm ngày xưa cũng đã làm quan, nhưng mất sớm không có con thừa tự. Ông được phong tặng Tước Hầu.

ĐỜI IV

Chưởng Doanh

THIỀN QUẬN CÔNG

TỐNG PHƯỚC THÀNH

Tên Thụy: ĐÔN TRỰC

Kỵ ngày 23 tháng 4 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước

làng Long Hồ - Huế

THIỀN QUẬN CÔNG CHÁNH THẤT

Kỵ húy ngày 27 tháng 12 ÂL

THIỀN QUẬN CÔNG THỨ THẤT

Kỵ húy ngày 01 tháng 10 ÂL

THIỀN QUẬN CÔNG THỨ THẤT

Kỵ húy ngày 10 tháng 7 ÂL

Ông Tống Phước Thành là con trai của ngài Dương Quận Công, làm quan thời Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát giữ chức Nội Thủy Chưởng Cơ kiêm Cung Bộ, Chưởng Sử sự. Ông được vua Gia Long phong tặng tước Quận Công, hiệu là Thiền Quận Công, khi mất vua ban cho tên thụy là Đôn Trực.

Ông mất ngày 23 tháng 4 năm chưa rõ. Mộ ông táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước tại làng Long Hồ.

Bà chánh mất ngày 27 tháng 12 âm lịch, bà thứ thứ Nhất mất ngày mùng 1 tháng 10 và bà thứ thứ Hai mất ngày mùng 10 tháng 7 âm lịch.

Bà thứ thất của Thiền Quận Công (Thành Quận Công) là Y Phu Thiền Quận Công Phu Nhân, tên họ húy thụy không ghi.

Sinh hạ hai người con trai, con gái không ghi:

Thứ 1 - Tống Phước Công

Thứ 2 - Tống Phước Khuông

 
 

clip_image016

Mộ ông bà cao đời, không có bia của họ Tống Phước

Theo tương truyền thì ngài Tống Phước Thành sinh được năm người con trai chia thành năm phái nhưng cuối cùng chỉ còn phái I và phái II, Phái III vô tự, phái IV và V thất lạc.

ĐỜI V

PHÁI I

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC THÀNH

1. TƯỜNG LÝ HẦU

TỐNG PHƯỚC CÔNG

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Kỵ ngày 20-21 tháng 5 ÂL

TƯỜNG LÝ HẦU

TỐNG PHƯỚC CÔNG

PHU NHÂN

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Kỵ ngày 29-30 tháng 4 ÂL

Ngài Tường Lý Hầu Tống Phước Công là trưởng nam của ngài Thiền Quận Công Tống Phước Thành; là vị tổ của phái Nhất đồng thời là hậu duệ của tộc lo thừa tự việc Họ. Con cháu của ông đang quản lý ngôi nhà thờ họ Tống Phước tại làng Cầu Cống, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế.

Hằng năm lấy ngày mùng 3 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ ngài Triều Đô Hầu làm ngày giỗ họ tại đây.

Ông bà sanh hạ

Thứ 1 -Tống Phước Nhâm

Thứ 2 - Tống Phước An (ngài Tống Phước An vô tự)

ĐỜI V

PHÁI II

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THÀNH

THÁI BẢO

QUY QUỐC CÔNG

TỐNG PHƯỚC KHUÔNG

NGOẠI TẢ CHƯỞNG DINH

KIÊM CHƯỞNG SỬ TẶNG SUY TRUNG NHỰT TÁN CÔNG THẦN ĐẶC TẤN KHAI QUỐC

THƯỢNG TRƯỞNG QUÂN

THƯỢNG TRỤ QUỐC

Thụy CÔNG MẪN

Kỵ ngày 16 -17 tháng 6 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước

làng Long Hồ - Huế

1. Y PHU QUY QUỐC CÔNG

LÊ THỊ Nhất Phẩm Phu Nhân

Hiệu THỤC THẬN

Kỵ ngày 18 -19 tháng 2 Âl.

Mộ tại khu lăng mộ Long Hồ - Huế

2. CÔNG CHÚA

NGUYỄN NGỌC QUẬN

Thụy TRINH THỤC

Kỵ ngày 22 -23 tháng 5 Âl.

Mộ tại Núi Thiên Thai, An Cựu– Huế

 
 

clip_image018

Bài vị thờ Ông Tống Phước Khuông và bà Lê Thị Nhất phẩm phu nhân

 
 

clip_image020

Mộ Ngài Quy Quốc Công

Ngài Quy Quốc Công Tống Phước Khuông là con trai thứ tư của ngài Thiền Quận Công Tống Phước Thành. Ngài là vị tổ của phái Nhì, con cháu qui tụ chủ yếu tại làng Kim Long, thành phố Huế. Tại đây không có nhà thờ họ và phái nên phối thờ tại phủ chúa Quy Quốc Công. Ngày 16 – 17 tháng 6, ngày giỗ của ông Khuông.

Phái Nhì chọn ngày 18 tháng 2 làm ngày giỗ Phái.

● Y Phu quốc Công Nhất phẩm Phu Nhân LÊ THỊ, người họ Lê làng An Quán nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; hiệu là Thục Thận, thân mẫu của bà Tống Thị Lan, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.

Ông Bùi Do người làng Án Quán cho biết bà Lê Thị (Hài) gốc là họ Nguyễn Hữu. Xưa làng An Quán thờ bà, nay nhà thờ ấy đã bị dòng chảy sông Câu Lâu xói lỡ không còn di tích.

Nhà thờ tộc Nguyễn Hữu mới xây dựng vẫn có thờ bà gọi là “Bà Gia Long”, trong văn tế bà lời thỉnh cáo ghi “ Lê Hầu Chánh Thất – Nguyễn Thị Thục Nhơn”. Vì lẽ bà Trần Thị Đang Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu sinh vua Minh Mạng tại nhà ngài Tống Phước Khuông lúc ngài ở tại làng An Quán, là quê ngoại theo đích mẫu, về sau vua Minh Mạng lên ngôi đã mang tiền về xây dựng đình An Quán như tục truyền xưa nay.

 
 

clip_image022

Mộ bà Quy Quốc Công

Bà Y Phu Quy Quốc Công Lê Thị (Hài) sanh hạ:

Thứ 1 - Tống Thị Lan.

Bà Tống Thị Lan tên tự là Hài, còn có tên là Liên. Bà sanh ngày 25 tháng 12 năm Tân Tỵ (19.1.1762). Năm 1774, Phú Xuân có biến, bà theo cha vào Nam. Năm Mậu Tuất (1778) tiến cung được tấn phong làm Nguyên Phi, tháng 7 năm Kỷ Mùi (1806) được lập ngôi Hoàng Hậu

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan

● Công chúa Nguyễn Ngọc Quận là con gái thứ sáu của Thế Tông Hiếu Vũ Vương Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát. Tên thụy Trinh Thục.

Theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả ghi lại, bà hạ giá lấy ông Tống Phước Khuông, sau vì cảnh chung sống trong gia đình không được thuận hòa, bà bỏ về Quảng Ngãi. Đi đến Bảo Tân bà bị giặc bắt, dìm nước tại sông Hội An ở Quảng Nam.

Bà mất lúc 25 tuổi, tôi tớ thu nhặt hài cốt đem an táng.

Năm Ất sửu (1805) vua cho đưa về táng tại núi Thiên Thai, làng An Cựu, tỉnh Thừa thiên (trích Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả trang 190)

Giữa khu đồi Thiên Thai, nhấp nhô gò đống mả mồ, một cụm rừng cây lá bao quanh riêng chỉ một ngôi mộ bà.

Mộ bà xây bằng đá xanh, tô vôi ngoài, trong quách 2 x 3 mét, cao 0,8 mét, thành ngoài cao 1, 6 mét, có trụ cổng vuông 60 x 60 cm, cao 1,6 mét. Cửa vào rộng 2,5 mét, bỏ ngỏ không có bình phong. Bia đá lộ thiên cao 1,4 mét chạm khắc hoa văn rất đẹp, dòng chữ giữa ghi:

Hoàng Việt Tiền Triều đệ thất hàng Công chúa Nguyễn Thị Ngọc chi mộ”.

Lạc khoảng bên trái ghi:

“Bính Dần Quí Đông, cốc nhật”,

Bên còn lại ghi:

“Hiếu tử Tống Phước Cẩn chí”.

Qua nhiều năm tháng gió mưa và chiến tranh thành ngoài nhiều phần hư đổ, quách trong cỏ mọc che khuất. Đây là dấu tích của một Công Chúa triều đại nhà Nguyễn về làm dâu nhà họ Tống Phước, đang trở thành dư âm, đang lắng chìm trong hoang sơ và thời gian thấp thoáng phủ phàng. Mùa mưa, càng thấm ướt nhiều hơn cho cảnh xót xa.

Bà sanh hạ một người con:

Thứ 2 - Tống Phước Lương

Vĩnh Thuận Hầu Tống Phước Lương .

 
 

clip_image024

Mộ Công Chúa Ngọc Quận tại An Cựu – Huế

và đích tôn Tống Phước Chuân

ĐỜI VI

PHÁI I

CON NGÀI TƯỜNG LÝ HẦU

1. TỐNG PHƯỚC NHÂM

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Kỵ ngày 13-14 tháng 5 ÂL

TỐNG PHƯỚC NHÂM

PHU NHÂN

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Kỵ ngày 6-7 tháng 7 ÂL

Ông bà sanh hạ một người con:

1. Tống Phước Tín

ĐỜI VI

PHÁI I

CON NGÀI TƯỜNG LÝ HẦU

2. TỐNG PHƯỚC AN

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Vô tự

 
 
 

clip_image026

Mộ ông bà Tống Phước cao đời không bia

ĐỜI VI

PHÁI II

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC KHUÔNG

THỪA THIÊN CAO HOÀNG HẬU

TỐNG THỊ LAN

Tên tự là LIÊN

Thụy THỪA THIÊN TẢ THÁNH HẬU ĐỨC TỪ HÂN GIẢN CUNG TỀ HIẾU DỤC CHÍNH THUẬN NGUYÊN CAO HOÀNG HẬU

Sanh ngày 25 tháng 12 năm Tân Tỵ (1761)

Mất ngày mùng 3 tháng 2 năm Giáp Tuất.

Mộ táng tại Thiên Thọ Lăng

THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ

NGUYỄN PHÚC ANH

GIA LONG

Tên húy là CHỦNG và NOÃN

Sanh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8.2.1762)

Băng lúc giờ Tỵ, ngày 19 tháng chạp năm Kỷ Mão (3.2.1820).

Mộ tẩm tại Thiên Thọ lăng

song mộ hiệp cẩn với Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

 
 

clip_image028

Mộ vua Gia Long và Thừa Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

Thừa Thiên Cao

HOÀNG TỬ CẢNH

Hoàng Hậu, húy Tống Thị Lan, tên tự là Liên, con gái của ngài Tống Phước Khuông. Nguyên quán của bà là xã Bùi Xá, tổng Trung Bạn, huyện tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, quê mẹ tại làng An Quán, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Điện Phương, huyện Điện Bản, Quảng Nam.

Bà là con gái thứ ba của ngài Qui Quốc Công Thái Bảo Tống Phước Khuông và bà Y Phu Quy Quốc Công đệ nhất phẩm Phu Nhân Lê Thị.

Khi có biến cố năm Giáp Ngọ (1774), bà theo cha vào Nam đến ở Gia Định. Năm Mậu Tuất (1778) bà tròn 18 tuổi, được tiến cung rồi tấn phong làm Nguyên phi. Bà thận trọng lễ phép, cư xử đúng theo lễ nghi nên Thế Tổ rất sủng ái.

Năm Quý Mão (1783), Tây Sơn đánh Gia Định, Thế Tổ phải lánh mình ra Phú Quốc. Người Xiêm (Thái Lan) đem thuyền đến đón. Trước khi sang Xiêm, Thế Tổ gởi Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện.

Bà ở lại thờ quốc mẫu.

Năm Mậu Thân (1788) khi Thế Tổ lấy lại Gia Định,cho người đến Phú Quốc đón bà.Từ đó khi Thế Tổ thân chinh ở đâu bà cũng đi theo. Năm Bính Thìn (1796) bà được lập làm Vương Hậu và năm Bính Dần (1806) bà được lập làm Hoàng Hậu.

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu mất vào giờ Tuất ngày mùng 3 tháng 2 năm Giáp Tuất (22 tháng 2 năm 1814), thọ 54 tuổi.

Đến ngày 18 làm lễ Thành phục, Thế tổ sai Hoàng Tử Nguyễn Phúc Đảm dâng lễ điện.

Qua năm sau bà được an táng tại lăng Thiên Thụ.

Tháng 6 năm Canh thìn (1820) tôn thụy cho bà là Thừa Thiên Tả Thánh Hậu Đức Nhân Từ Giản Cung Tề Hiếu Dục Chính Thuận Nguyên Cao Hoàng Hậu.

Năm Nhâm Ngọ (1822) Thần chủ của bà được rước vào thờ tại Thái Miếu, bên phải Thần Chủ của Thế Tổ. Bà còn được thờ ở điện Phụng Tiên trong hoàng thành và điện Minh Thành ở lăng Thiên Mụ.

Bà là người nhân hậu, cần kiệm, thương yêu tất cả mọi người. Trong lúc bôn ba nơi gian hiểm bà tự tay dệt nhung phục cho quân sĩ. Bà từng đánh trống thúc quân khiến tướng sĩ phấn chấn làm nên chiến thắng.

Đức hạnh bà thật xứng đáng là bậc Mẫu Nghi trong thiên hạ, đúng với câu ghi trong Văn sách lập làm Hoàng Hậu:

Hòa dịu, cần kiệm tỏ đức hạnh, làm khuôn mẫu cho mọi gia đình,

Đem phong hóa quan thư: Khiển, Tu, Tề, Trị, Bình được trông cậy.


Bà sanh được hai hoàng tử:

Thứ 1- Nguyễn Phúc Chiêu (mất sớm)

ẢNH HOÀNG TỬ CẢNH CẢNHtử Cảnh

Thứ 2 - Nguyễn Phúc Cảnh được lập Đông Cung Thái Tử

(Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả từ trang 215 đến trang 220)

clip_image030

Chân dung Hoàng tử Cảnh


ĐỜI VI

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC KHUÔNG

ĐẶT TẤN TRÁNG VŨ

TƯỚNG QUÂN

ĐÔ THỐNG PHỦ CHƯỞNG PHỤ SỰ

VĨNH THUẬN HẦU

TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

Tên tự là CẨN

Thụy VÕ NGHỊ

Sanh: 15 tháng 2 năm Tân Mão

Kỵ: 5 - 6 tháng 7 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

1. MỆNH PHỤ Y PHU

VĨNH THUẬN HẦU

THỦY QUÂN ĐÔ THỐNG PHỦ CHƯỞNG SỰ

NHẤT PHẨM PHU NHÂN

NGUYỄN NGỌC KÍNH

Thụy THỤC THẬN

Sanh năm Tân Sửu (1781)

Kỵ: 16 -17 tháng 12 Âl.

Mộ táng tại Long Hồ - Huế

2. VĨNH THUẬN HẦU

NHỊ PHẨM PHU NHÂN

TRẦN THỊ (HẠNH) MIÊN

Thụy TRINH NỮ THUẬN

Sanh tháng 5 GiápThìn (1784)

Kỵ : mùng 1 tháng 11 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

3. THIỆU HÓA QUẬN CHÚA

THỊ CƠ TỐNG THỊ

Thụy TRINH HUỆ

Sanh: 10. 8. Giáp Tý (1804)

Kỵ: …………….

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

       
 

clip_image032

 
   

Lăng Hồ Mộ Ngài Tống Phước Lương

Ông Tống Phước Lương, tên tự là Cấn, tên thụy là Võ Nghị. Ông sanh ngày 15 tháng 2 năm Tân Mão (1771), mất ngày mùng 6 tháng 7 năm Giáp Ngọ (1834), thọ 63 tuổi, làm quan thụ chức Đặt Tấn Tráng Vũ Tướng Quân, Đô Thống Phủ Chưởng Phụ Sự, được vua Gia Long phong tặng tước Vĩnh Thuận Hầu.

Hiện nay gia tộc còn cất giữ phủ chúa Quy Quốc Công 13 chiếu chỉ của Vua Minh Mạng tặng phong cho ông.

Ông Tống Phước Hàm nội tôn đời thứ X cất giữ.

clip_image034 Công Chúa Nguyễn Ngọc Kính, ghi theo thần vị thờ tại Phủ Chúa Quy Quốc Công số 116 đường Kim Long phường Kim Long thành phố Huế ghi bằng chữ Hán – Nôm. Gia phả ghi là Công Chúa Nguyễn Ngọc Hoàng, có thể người dịch gia phả cổ nhầm lẫn, con cháu Nguyễn Hoàng không ai còn quyền đặt tên Hoàng. Trong Gia phả dòng họ không thể hiện chi tiết, qua tra cứu trong Ngọc Điệp Thế Phả nhà Nguyễn vẫn không tìm được Công Chúa Nguyễn Ngọc Hoàng, Ngọc Kính là con gái của vị nào, do vậy chỉ ghi theo thông tin có được. BÀI VỊ THỜ ÔNG TỐNG PHƯỚC LƯƠNG VÀ CÁC BÀ VỢ

Bà sanh năm Tân Sửu ( 1781), mất vào giờ Sửu ngày 18 tháng 12 năm Giáp Tuất (1814). Mộ bà tẩm tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ.

● Bà Trần Thị Miên, trong thần chủ thờ tại phủ chúa Quy Quốc Công ghi Trần Thị Hạnh (**).

Bà sanh tháng 5 năm Giáp Thìn (1784) mất giờ Tý ngày mùng 1 tháng 11 năm Kỷ Mão (1819) là vợ thứ của ông Tống Phước Lương, không rõ bà người ở đâu, mộ bà táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ,

● Bà thứ ba là Thiệu Hóa Quận Chúa hầu thiếp họ Tống tên thụy là Trinh Huệ. Bà sanh giờ Thân ngày mùng 10 tháng 8 năm Giáp Tý (1804) không ghi ngày mất.

Các ông bà sanh hạ được sáu người con theo thứ tự, không phân biệt được dòng chánh hay dòng thứ:

1/ Tống Phước Dai

2/ Tống Phước Uyên

3/ Tống Phước Bổn

4/ Tống Phước… (khuyết danh)

5/ Tống Phước Sở

6/ Tống Phước Lai

(**) Cách ghi các ông ghi là “LANG” các bà ghi là “HẠNH”, ví dụ Nguyễn Đại Lang, Lê Thị Hạnh, Nhị Lang, Nhất Hạnh…

ĐỜI VII

PHÁI I

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC NHÂM

1. Ô. TỐNG PHƯỚC TÍN

Sanh năm: ………

Kỵ ngày 28 tháng 8 ÂL

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

TỐNG PHƯỚC TÍN PHU NHÂN

Chánh thất :

Kỵ ngày mùng 4 tháng giêng

Thứ thất:

Kỵ ngày mùng 2 tháng 6 ÂL

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

 
 

clip_image036

Lăng Hồ trước mộ ngài Tống Phước Lương

ĐỜI VII

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

1. Ô. TỐNG PHƯỚC DAI

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

TỐNG PHƯỚC DAI

PHU NHÂN

Mộ táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Ông bà sinh, mất năm nào chưa rõ, mộ táng tại khu lăng mộ Tống Phước tại Long Hồ.

Ông bà sanh hạ được một người con nhưng mất sớm:

1/ Tống Phước Sơn

Ông bà thất tự, việc kỵ giỗ gia đình ông hội về ngày giỗ họ phái Nhì ngày 18 tháng 2 hằng năm.

ĐỜI VII

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

2.Ô.TỐNG PHƯỚC UYÊN

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

TỐNG PHƯỚC UYÊN

PHU NHÂN

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Ông bà mất sớm, không con. Bà người ở đâu tên gì lớp sau không rõ.

Ông bà không có người thừa tự, trước nay được hiệp kỵ tại nhà thờ phái Nhì vào ngày 18 tháng 2 hằng năm .

 
 

clip_image038

ĐỜI VII

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

2. ẤM THỌ

TINH BINH CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG

TỐNG PHƯỚC BỔN

Kỵ ngày 21 tháng giêng Âl.

Mộ táng tại xóm Tứ Tây,

làng An Cựu Huế

CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG

TỐNG PHƯỚC BỔN PHU NHÂN

NGUYỄN THỊ NHỤ NHÂN

Kỵ ngày 24 -25 tháng 3 Âl.

Mộ táng tại xóm Tứ Tây, làng An Cựu Huế

Ông Tống Phước Bổn, được ấm thọ làm quan giữ chức Tinh Binh Chánh Đội Trưởng, không ghi cơ đội nào. Ông mất ngày 21 tháng giêng âm lịch không nhớ năm. Mộ ông táng tại núi Thiên Thai xóm Tứ Tây làng cũ An Cựu nay là phường an Cựu thành phố Huế, mộ xưa nay vẫn còn là nấm đất không có bia chí.

Bà là người họ Nguyễn, thân phận bà cháu con không rõ, mộ bà tại núi Thiên Thai xóm Tứ Tây, làng An Cựu, cũng bằng đất không dựng bia và chưa xây được.

Ông bà sanh hạ được bốn người con:

Thứ 1/ - Tống Thị Tri, kỵ ngày 26 - 27 tháng 6 Âl.

Thứ 2/ - Tống Phước Sum

Thứ 3/ - Tống Thị Vân, kỵ ngày 4 - 5 tháng 5 Âl.

Thứ 4/ - Tống Thị Lê, kỵ ngày 23 - 24 tháng giêng Âl.

Ông Tống Phước Bổn sanh hạ Chi 1 Phái 2

ĐỜI VII

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

5. ẤM THỌ

TINH BINH CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG

TỐNG PHƯỚC SỞ

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

TINH BINH CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG

PHU NHÂN

Kỵ ngày 24 – 25 tháng 3 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước, làng Long Hồ - Huế

Ông bà sanh hạ được một người con trai:

1/ Tống Phước Hưng

ĐỜI VII

CON NGÀI TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

6. ẤM THỌ

TINH BINH CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG

PHÓ QUẢN CƠ

TỐNG PHƯỚC LAI

Kỵ ngày mùng 4 – 5 tháng 7 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

LÊ THỊ THÂN

Kỵ ngày mùng 7 - 8 tháng 1 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Ông bà sanh hạ được bốn người con:

Thứ 1- Tống Phước Đương

Thứ 2 - Tống Thị Túy

Thứ 3- Tống Thị Mít

Thứ 4 -Tống Thị Ròn

Ông sanh hạ Chi 2 – Phái 2

 
 

clip_image040

Mộ ông Tống Phước Lai

ĐỜI VIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC BỔN

HIỆP LÃNH THỊ VỆ

1. TỐNG PHƯỚC SUM

Sanh năm: …………

Mất ngày 17 tháng 7 năm Ất Dậu (1885)

Kỵ: 16-17 / 7 AL

1. HIỆP LÃNH THỊ VỆ

TỐNG PHƯỚC SUM

PHU NHÂN

2. Bà TRẦN THỊ THÊM

Kỵ: mùng 8 - 9 tháng 7 Âl.

Mộ táng tại Dương Xuân,

Thủy Xuân – Hương Thủy – Huế

 
 

clip_image042

Di ảnh bà Trần Thị Thêm

Ông Tống Phước Sum là con trai trưởng của ông Tống Phước Bổn, sanh thời ông theo phò Vua Hàm Nghi. Giữ chức Hiệp Lãnh Thị Vệ trông coi đội quân cận vệ của vua Hàm Nghi. Ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) Pháp tấn công kinh thành Huế, ông hộ giá đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh phát hịch Cần Vương. Trong lúc theo vua, ông không chịu nỗi sơn lâm chướng khí nên lâm bịnh từ trần ngày 17 tháng 7 sau hai tháng ngày kinh thành Huế thất thủ. Mộ ông chôn tạm bợ trên rừng núi huyện Hương Sơn nên cháu con không thể nào tìm kiếm được.

Bà vợ chánh của ông tên gì, người làng nào chưa rõ.

Bà thứ thất tên là Trần Thị Thêm, người làng Đình Môn , huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Bà mất ngày mùng 9 tháng 7 năm Canh Tý (1935).

Mộ Mộ táng tại Dương Xuân, Thủy Xuân, Hương Thủy, thành phố Huế.

Ông cùng các bà sanh hạ được ba người con:

Dòng I:

Thứ 1- Tống Phước Lâm

Thứ 2 - Tống Phước Chất (Tập)

Dòng II:

Thứ 3- Tống Phước Đồng

ĐỜI VIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC SỞ

Ô. TỐNG PHƯỚC HƯNG

Sanh năm: ………

Kỵ ngày mùng 4 - 5 tháng 7 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước

làng Long Hồ - Huế

Bà……………………

Thông tin khác chưa rõ

Từ khi ông Tống Phước Bút con trai ông qua đời, không còn người thừ tự, việc kỵ giỗ ông bà đưa vào hiệp kỵ trong ngày giỗ phái Nhì.

Ông bà sanh hạ được ba người con:

Thứ 1 - Tống Thị Đào

Thứ 2 - Tống Thị Em

Thứ 3 - Tống Phước Bút

ĐỜI VIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LAI

1. Ô. TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

ẤM THỌ CHÁNH ĐỘI

Sanh năm: ………..

Kỵ ngày 24 – 25 tháng 4 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ họ

Tống Phước làng Long Hồ - Huế

1. Bà PHAN THỊ SUM

Kỵ ngày 22 – 23 tháng 3 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

2. Bà MAI THỊ BƯỜNG

Kỵ ngày mùng 6 -7 tháng 11 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

3. Bà NGUYỄN THỊ BẦY

Kỵ ngày mùng 9 -10 tháng 8 Âl.

Mộ táng tại khu định cư

làng Kim Long, xã Hương Long

Ông Tống Phước Đương là trưởng nam của ông Tống Phước Lai.

Ông cùng các bà sanh hạ được chín người con:


Dòng I:

Thứ 1 - Tống Thị Tuất

Thứ 2 - Tống Thị Khẩn

Thứ 3- Tống Phước Rờ

Dòng II:

Thứ 4 - Tống Phước Nghĩa

Thứ 5 - Tống Phước Chương

Thứ 6 - Tống Thị Mẫn

Thứ 7- Tống Thị Kiều

Dòng III:

Thứ 8 - Tống Phước Phẩm

Thứ 9 - Tống Thị Lép (Cúc)

 
 

clip_image044

Mộ ông Tống Phước Đương

ĐỜI VIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LAI

2. Bà TỐNG THỊ TÚY

Kỵ ngày mùng 6 – 7 tháng 1 Âl.

Mộ tại Yên Thế - Quảng Trị

Ông (không rõ)

Bà là con gái của ông Tống Phước Lai, xuất giá lấy người làng Yên Thế, Quảng Trị.

Từ xưa nay không thấy gia đình bà về thăm quê cha nên chồng con bà là ai không được biết. Có thể không còn ai nối hậu, ngày giỗ tộc không thấy ai tìm về.

ĐỜI VIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LAI

3. Bà TỐNG THỊ MÍT

Kỵ ngày mùng 10 -11 tháng giêng Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Ông

( không rõ)

Bà Tống Thị Mít là con gái của ông Tống Phước Lai, sanh năm nào không rõ, gia phả dòng họ chỉ ghi ngày kỵ của bà. Cháu con hiện nay không nghe ai kể về bà nên không điền khuyết được.

Ông bà sinh được bao nhiêu người con không rõ và từ lâu không có liên lạc.

ĐỜI VIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LAI

4. Bà TỐNG THỊ RÒN

Kỵ ngày 18 -19 tháng 9 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước làng Long Hồ - Huế

Ông TÔN THẤT

HỆ VII

(Vua Dục Đức)

Bà là con gái út của ông Tống Phước Lai, vốn dòng họ Tống Phước xưa con gái mặn mà, công dung ngôn hạnh khả phong, do vậy thuở thanh xuân bà được chọn làm tỳ nữ.

Vua Dục Đức phải lòng, bà sanh đặng Công Chúa Tân Phong. Công Chúa Tân Phong là con gái út của vua Dục Đức, vua Dục Đức lên ngôi vua ngày 19 tháng 6 năm Giáp Thân (1884) được ba ngày thì bị quần thần ép tội xây ngục trong cung bỏ đói chết ngày mùng 6 tháng 9 cùng năm. Thân phận của bà tỳ thiếp Tống Thị Ròn không được ghi trong Thế Phả nhà Nguyễn.

Đến đời vua Thành Thái mới khôi phục lại danh vị cho Phụ Hoàng Dục Đức, Công Chúa Tân Phong được vua Thành Thái xây cho phủ chúa tại làng Kim Long.

Những năm trước đây con cháu họ Tống Phước phái Nhì tại Kim Long lo phụng tự, nay đã bị chiến tranh và mưa gió làm hư, chỉ còn dấu vết một đống đổ nát rong rêu, gạch đá nằm xen hoa cỏ. (theo lời kể của ông Tống Phước Hàm và cháu là Tống Phước Chuân)

Bà Chúa Tám chính là Công Chúa Tân Phong, danh tiếng còn đó nhưng chỉ là dư âm, việc thờ cúng đã bị bỏ quên, nhân tình rồi cũng thế, tháng ngày dắt dìu theo những bội bạc, cát bụi trả về làm cát bụi! Phủ chúa Quy Quốc Công nơi đó, nơi nương tựa đời đời.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC SUM

1. Ô. TỐNG PHƯỚC LÂM

Kỵ ngày 16 – 17 tháng 2 Âl.

Mộ tại Thủy An, Hương Thủy - Huế

 

Ông Tống Phước Lâm là trưởng nam của Hiệp Lãnh Thị Vệ Tống Phước Sum. Ông mất lúc tuổi còn trẻ, có phải bà tái giá hay không mà trong gia phả tộc không ghi tên bà.

Ông bà sanh hạ được một người con gái:

Thứ 1 - Tống Thị Châu

Ông bà vô tự việc cúng giỗ hội về phái Nhì.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC SUM

2. Ô. TỐNG PHƯỚC CHẤT

Kỵ ngày ... tháng ... Âl.

Bà TỐNG PHƯỚC CHẤT

Ông là con thứ hai của Hiệp Lãnh Thị Vệ Tống Phước Sum. Gia đình ông chuyển vào định cư tại thôn Thiết Nghê, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ lâu không còn liên lạc, gia tộc không rõ ông bà sanh bao nhiêu người con, những hậu duệ tình cảnh thế nào cũng khó lòng nghĩ đoán. Nếu sau nầy có điều kiện cháu con tìm về tổ quán thì dựa vào trang nầy mà kết nối.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC SUM

3. Ô. TỐNG PHƯỚC ĐỔNG

pháp danh: TÂM BỬU

Sanh ngày 26 – 5 Ất Dậu (1885)

Mất ngày mùng 3 . 5

năm Canh Tý (27-5-1960)

Mộ táng tại Dương Xuân Hương Thủy Huế

TRẦN THỊ TỊNH

pháp danh: TÂM THÔNG

Mất ngày 25 - 10 năm Giáp Thìn (28 -11 -1964)

Mộ táng tại Dương Xuân Hương Thủy - Huế

 
 

clip_image046

Di ành ông Tống Phước Đông và bà Trần Thị Tịnh

Ông là con thứ ba của Hiệp Lãnh Thị Vệ Tống Phước Sum.

Ông sanh ngày 26 tháng 5 năm Ất Dậu (1885).

Ông kết hôn cùng bà Trần Thị Tịnh người làng Bạch Câu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Bà sanh ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi (1886).

Ông mất ngày mùng 3 tháng 5 năm Canh Tý (27-5-1960), kỵ ông ngày 2 và 3 tháng 5 âm lịch.

Bà mất ngày 25 tháng 10 năm Giap Thìn (28-11-1964), giỗ ngày 24 và 25 tháng 10 âm lịch.

Ông bà sanh được sáu người con:

Thứ 1- Tống Thị Sâm

Thứ 2- Tống Phước Dung

Thứ 3- Tống Thị Thỉ

Thứ 4- Tống Phước Dương

Thứ 5- Tống Vô Danh (tiểu sản ngày 11-2- Canh Thân)

Thứ 6- Tống Vô Danh (tảo thương) ngày 17-1, chết 20 .1

clip_image048

Mộ oông bà Tống Phước Đông

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HƯNG

1. Bà TỐNG THỊ ĐÀO

Ông

Con cháu không ai rõ về bà.

Ông bà không có con. Bà thừa tự theo Tống tộc.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HƯNG

2. Bà TỐNG THỊ EM

Ông

Con cháu không ai rõ về bà.

Ông bà không có con. Bà thừa tự theo Tống tộc.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HƯNG

3. Ông TỐNG PHƯỚC BÚT

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống tại Long Hồ - Huế

NGUYỄN THỊ THÍ

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống tại Long Hồ - Huế

Trước đây ông là người thủ tự phủ chúa, ông vốn nhiều chữ Hán - Nôm nhưng tính cách có khác thường hay say sưa. Thân tộc khuyên can, ông giận đem đốt hết các văn tự khế ước ruộng đất, gia phả tộc, sở dĩ vậy mà ngày nay tại phủ chúa Quy Quốc Công không còn di chỉ phổ hệ. May mắn cho dòng họ một bộ Gia Phả do Phái I giữ, các thánh chỉ Vua ban vẫn còn, để minh chứng thân thế tổ tiên họ Tống Phước là dòng “Danh Gia Vọng Tộc”.

Nghe tin ông bà có một người con gái nhưng đến nay không rõ tung tích ở đâu.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

1.Bà TỐNG THỊ TUẤT

Ông

Con cháu không biết rõ về bà.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

2. Bà TỐNG THỊ KHẨN

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống tại Long Hồ - Huế

Ông

Thời gian trước có một người cô gái tên Tịnh đến nhà thờ Tống Phước xin xem gia phả để biết thông tin về mẹ ruột và bà ngoại. Nhưng do cô không biết chính xác tên mẹ ruột là ai nên không thể biết được.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

3. Bà TỐNG THỊ KIỀU

 

Bà không có con, thừa tự theo tộc họ Tống Phước.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

4. Ông TỐNG PHƯỚC NGHĨA

Kỵ ngày mùng 5 – 6 tháng 6 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống tại Long Hồ - Huế

TRẦN THỊ MÙI

Kỵ ngày mùng 6 tháng 6 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống tại Long Hồ - Huế

Ông Tống Phước Nghĩa là trưởng nam của ông Tống Phước Đương, ông sanh năm nào không rõ, ông mất ngày 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1966).

Bà Trần Thị Mùi là vợ ông Tống Phước Nghĩa, bà sanh năm nào không rõ biết bà mất ngày mùng 6 tháng 6 năm Tân Mùi (1979). Ông Tống Phước Lễ giỗ ông, ông Tống Phước Tấn giỗ bà.

Ông bà sanh hạ được bảy người con:

Thứ 1- Tống Thị Gái (tảo vong)

Thứ 2- Tống Phước Lễ

Thứ 3- Tống Phước Nam

Thứ 4- Tống Phước Phát

Thứ 5- Tống Thị Huệ

Thứ 6- Tống Phước Tấn

Thứ 7- Tống Thị Vô Danh

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

5.Ông TỐNG PHƯỚC RỜ

Mất năm Bính Ngọ (1966)

(Bà không rõ)

Ông bà không có con, thừa tự theo Tống tộc.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

6. Ông TỐNG PHƯỚC CHƯƠNG

Kỵ ngày 6 – 7 tháng 7 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước Long Hồ - Huế

 

Ông là con trai thứ sáu của ông Tống Phước Đương

Ông mất năm Bính Ngọ (1906), không có con. Không biết thông tin về bà, có thể ông qua đời sớm khi chưa có vợ hoặc bà tái giá nên gia phả tộc không ghi. Ông được thừa tự theo Tống Phước tộc.

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

7. Bà TỐNG THỊ MẪN

Mộ táng tại Nghĩa địa Nam Giao Huế.

Ông BỬU KHIÊM

Mộ táng tại Nghĩa địa Nam Giao Huế.

Bà là con gái thứ bảy của Tống Phước Đương, xuất giá và làm dâu trong Hoàng tộc. Chồng bà thuộc dòng con của phòng IV đệ Tam chánh hệ Bửu Thoại Thái Vương, tên là Nguyễn Phúc Bửu Khiêm. Cha ông là vua Dục Đức, em ruột của Bửu Lân tức vua Thành Thái, cháu nội của Nguyễn Phúc Hồng Y Thụy Thái Vương. Thụy (Thoại) Thái Vương người rất tinh thông, ông cùng vua Tự Đức, Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương ngâm vịnh được ghi tên vào “Tích Ung Canh Ca Hội tập”.

(theo Nguyễn Phúc Thế Phả trang 350 và 373)

Ông bà sanh hạ được hai người con gái là:

Thứ 1- Công huyền Tôn nữ Thị Phụ

Thứ 2- Công huyền Tôn nữ Thị Lang

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

8. Ông TỐNG PHƯỚC PHẨM

Kỵ ngày mùng 7 - 8 tháng 9 Âl.

Mộ táng tại khu lăng mộ

họ Tống Phước Long Hồ - Huế

1. Bà HUỲNH THỊ BÉ

Kỵ ngày 17 -18 tháng 4 Âl.

Mộ táng tại Nghĩa trang

chùa Linh Mụ - Huế

2. Bà HỒ THỊ CƠ

Kỵ ngày 24 - 12 Âl.

Mộ táng tại Nghĩa địa

Nam Giao Huế

clip_image050

clip_image052

Di ảnh ông bà Tống Phước Phẩm

clip_image054Ông là con thứ chín của ông Tống Phước Đương, ông sanh năm nào không rõ và mất ngày mùng 8 tháng 9 năm Bính Dần (1986). Kỵ ông ngày mùng 7 và mùng 8 tháng 9 âm lịch, hiện nay do con trai là Tống Phước Hàm thờ tự và kỵ giỗ.

Mộ ông an táng tại khu lăng mộ họ Tống Phước Long Hồ. Bà Huỳnh Thị Bé là vợ chánh của ông Tống Phước Phẩm, người làng Thượng Ngãi, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Bà mất ngày 18 tháng 4 năm Ất Mão (1975), an táng tại nghĩa trang chùa Linh Mụ.Kỵ bà ngày 17 và 18 tháng 4 âm lịch, hiện nay con trai lả ông Tống Phước Phẩm thờ tự và giỗ hằng năm.

Sau khi bà Huỳnh Thị Bé mất một thời gian ông kết hôn với bà Hồ Thị Cơ, người làng Kim Long, phủ Thừa Thiên.

Bà Hồ Thị Cơ mất ngày 24 tháng 12 năm Canh Thân (1980). mộ táng tại nghĩa địa Nam Giao – Huế. Kỵ bà vào ngày 24 tháng 12 âm lịch, hiện do con trai bà là ông Tống Phước Nhân thờ tự và cúng giỗ.

Ông bà sanh hạ được tám người con:

Dòng I:

Thứ 1- Tống Thị Lợi (sinh 27/02/1932)

Thứ 2- Tống Thị Lặng (sinh 27/4/1934)

Thứ 3- Tống Thị Sen (sinh 27/7/1937)

Thứ 4- Tống Phước Hàm (sinh 20/5/1940)

Thứ 5- Tống Thị Thương (tảo vong)

Thứ 6- Tống Thị Út (tảo vong)

Thứ 7- Tống Thị Chạy (tảo vong)

Dòng II:

Thứ 8-Tống Phước Nhân (sinh 02/3/1954)

ĐỜI IX

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐƯƠNG

9. Bà TỐNG THỊ LÉP (CÚC)

Kỵ ngày 4 – 5 tháng 6 Âl.

Mộ táng tại đất chùa Thiền Lâm

(gần chùa Tự Đàm) – Huế

1.Ông PHAN VĂN DÕ

Kỵ ngày 6-7 tháng 2

Mộ táng tại chùa Thiền Lâm

(gần chùa Tự Đàm) – Huế

2.Ông ĐINH HỮU ỨNG

Kỵ ngày 7 – 8 tháng 9 Âl.

Mộ táng tại đất chùa Thiền Lâm

(gần chùa Tự Đàm) – Huế

clip_image056

Ông Phan Văn Dõ người làng Bình An, sanh 5 người con, ông qua đời, bà tái giá lấy ông Đinh Hửu Ứng.

Ông Đinh Hữu Ứng người làng Bình An, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế sanh được 2 người con:

Dòng I:

1/ Phan Thị Tâm

2/ Phan Thị Huệ

3/ Phan Thị Hường

4/ Phan Thị Phương Mai

5/ Phan Thị Táo (mất sớm)

Dòng II:

6/ Đinh Thị Diệu Thu

7/ Đinh Hữu Thọ

- Phan Thị Tâm (đã mất) có chồng là Đặng Văn Điều, hiện gia đình con cháu đang sống tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phan Thị Huệ có chồng là Tống Phước Trí, gia đình ở Nam Giao – Thành phố Huế. (gần chùa Từ Đàm).

- Phan Thị Hường có chồng là ông Nguyễn Văn Cự (chết) . Hiện bà đang định cư tại Canada.

- Phan Thị Phương Mai có chồng là Phan Huân Chương hiện ở tại Bến Lức, tỉnh Long An.

- Đinh Thị Diệu Thu có chồng là Nguyễn Văn Huy. Hiện đang sống tại Bến Ngự.

- Đinh Hữu Thọ (đã mất) lấy vợ có con là Đinh Hữu Phước.

 
 

clip_image058

Gia đình bà Phương Mai & cô Phương Thảo

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LÂM

TỐNG THỊ CHÂU

 

Bà Tống Thị Châu có thể cũng mất sớm nên lớp sau không nghe ai nhắc đến.

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐỒNG

1. Bà TỐNG THỊ SÂM

Sanh: 14 tháng 4 năm Đinh Mão

Mất :………

Mộ táng tại Thủy Xuân,

Hương Thủy – Huế

Ông TÔN THẤT MINH

Mộ táng tại Thủy Xuân, Hương Thủy – Huế

Bà Tống Thị Sâm là trưởng nữ của ông Tống Phước Đồng, Bà sanh ngày 14 tháng 4 năm Đinh Mão (1906), xuất giá lấy người trong Hoàng tộc Nguyễn Phước, hệ VII – phòng V.

Chồng bà là ông Tôn Thất Minh, cháu của Nguyễn Phúc Miên Hoành – Vĩnh Tường Quận Vương (con vua Minh Mạng).

Ông bà sanh hạ được hai người con:

Thứ 1- Tôn Nữ Thu Hồng (mất)

Thứ 2- Tôn Thất Sum

Tôn Thất Sum đang ở Tây Ninh.

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐỒNG

2. Ông TỐNG PHƯỚC DUNG

Sanh năm 1910 (Canh Tuất)

Mất ngày 23 - 3 - 1989 (Kỷ Tỵ)

Kỵ ngày 22 - 23 tháng 3 Âl

Mộ táng tại Thủy Xuân,

Hương Thủy – Huế

1. Bà NGUYỄN THỊ SÂM

Kỵ ngày mùng 3 và 4 tháng 3 Âl.

Mộ táng tại Thủy Xuân , Hương Thủy – Huế

2. Bà NGUYỄN THỊ DANH

Pháp danh NGUYÊN HƯƠNG

Sanh năm 1918

Mất ngày mùng 3 - 4 - 2010 (Canh Dần)

Kỵ mùng 4 tháng 4 Â.l

Mộ táng tại Thủy Xuân ,

Hương Thủy – Huế

 
  clip_image061

Di ảnh ông Tống Phước Dung và bà Nguyễn Thi Danh

- Ông Tống Phước Dung là trưởng nam của cụ Tống phước Đồng, ông sanh ngày 14 tháng 5 năm 1910 (Canh Tuất). Ông kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Sâm, sau đó lại cưới bà Nguyễn Thị Danh làm thứ thất.

Ông mất ngày 22 tháng 3 năm 1989 (Kỷ Tỵ) thọ 80 tuổi, kỵ ngày 22 và 23 tháng 3 âm lịch.

- Bà Nguyễn Thị Sâm, vợ chánh, mất ngày mùng 4 tháng 3 năm 1951 (Tân Mão), kỵ bà ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 3 âm lịch.

- Bà Nguyễn Thị Danh, pháp danh Nguyên Hương, bà sanh năm 1918 (Mậu Ngọ), mất ngày mùng 4 tháng 4 năm 2010 (Canh Dần) thọ 93 tuổi. Kỵ bà ngày mùng 3 và 4 tháng 4 âm lịch.

Mộ các ông bà đều an táng tại làng Thủy Xuân, huyện Hương Thủy – Huế.

Các ông bà sanh năm người con:

Dòng I:

Thứ 1- Tống Phước Long (liệt sĩ)

Thứ 2- Tống Thi Lang (sinh 16 - 7 Đinh Hợi)

Dòng II:

Thứ 3- Tống Thị Lựu (Sanh 14/ 5 - Mất 19/ 12 Quý Tỵ)

Thứ 4-Tống Phước Chuân

Thứ 5- Tống Phước Chính

 
 

clip_image063

Mộ ông Tống Phước Dung và bà Nguyễn Thị Danh

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐỒNG

3. Bà TỐNG THỊ THỈ

 

Bà chết sớm con cháu sau nầy không rõ.

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐỒNG

4.Ông TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

(29/8/1916 – 28/2/2007)

Mộ táng tại đất nhà Thủy Xuân, Hương Thủy – Huế

TRẦN THỊ SƠN TRÀ

(1918 – 18/7/2006)

Mộ táng tại đất nhà Thủy Xuân,

Hương Thủy – Huế

 
  clip_image066

Di ảnh ông bà Dương

Ông là con thứ tư của ông Tống Phước Đồng. Trước đây ông làm tại Văn phòng Quốc Trưởng Bảo Đại. Sau đó ông nhậm chức Thanh tra kinh tế tỉnh Tuyên Đức (Đà Lạt). Vợ ông người làng Nam Trung – Huế, bà là con của Lương y Trần Quý Thiều, định cư tại tỉnh Phú Yên.

Ông bà sinh hạ được các người con:

Thứ 1- Tống Phước Hải (12/8/1940 – 16/4/1973)

Thứ 2- Tống Thị Bích Ngọc (sinh 15/9/1945)

Thứ 3- Tống Thị Kim Huê (sinh 23/11/1947)

Thú 4- Tống Thị Cúc Hoa (sinh 03/8/1950)

Thứ 5- Tống Thị Kiều Liên (sinh 30/12/1951)

Thứ 6- Tống Phước Đạt (sinh 24/4/1954)

Thứ 7- Tống Thị Hương Thủy (sinh 02/3/1956)

Thứ 8- Tống Phước Thành (sinh 12/12/1959)

Thứ 9- Tống Phước Lợi (sinh 29/3/1961)

 
 

clip_image068

Phần mộ ông bà Dương

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHĨA

1. Ông TỐNG PHƯỚC LỄ

1918 -1989

Kỵ : 20- 21 tháng 5

Mộ táng tại Long Hồ – Huế

PHAN THỊ MÓT

Mộ táng tại Long Hồ – Huế

       
   

clip_image070

 

clip_image072

 

Ảnh ông bà Tống Phước Lễ

Lúc sinh thời ông làm công việc văn thư cho Tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Bà là người làng Phú Xuân, Huế.

Ông bà sinh hạ được tám người con:

Thứ 1- Tống Phước Nghi (15/7/1940 – 7/5/…)

Thứ 2- Tống Phước Vệ (sinh 15/6/1947)

Thứ 3- Tống Thị Đàng (sinh 15/10/1949)

Thứ 4- Tống Phước Chánh (sinh 15/7/1950)

Thứ 5- Tống Phước Nữa (sinh 30/12/1955)

Thứ 6- Tống Thị Thêm (sinh 30/12/1959)

Thứ 7- Tống Phước Đạt (sinh 15/9/1960)

Thứ 8- Tống Thị Lan (sinh 20/3/1967)

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHĨA

2. Ông TỐNG PHƯỚC NAM

Kỵ ngày 27 - 28/1 Âl.

Mộ táng tại Long Hồ – Huế

 

Ông là con thứ ba của ông Tống Phước Nghĩa. Lúc còn sống ông là nghề lái xe khách. Vào khoảng năm 1945, trên đường lái xe ông bị mìn chết.

Mộ an táng tại Khu mộ tộc Long Hồ.

Ông sanh được một người con gái:Tống Thị Thắng xuất giá về đâu trong tộc không ai biết, có một lần cô về xây mộ cho thân sinh rồi ra đi đếnnay chưa thấy quay về.

 
 

clip_image074

Mộ ông Tống Phước Nam

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHĨA

3. Ông TỐNG PHƯỚC PHÁT

Mộ táng tại xã Hòa Cà,

Quảng Nam (nay thuộc Đà Nẵng)

Bà Chánh thất HỒ THỊ DỪA

Sanh năm 1930

Bà Thứ thất TRẦN THỊ ÚT

Sanh năm 1930

Ông Tống Phước Phát cưới bà chánh là bà Hồ Thị Dừa sanh năm 1930, người làng Thủy Phước huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Sau ông cưới bà thứ là bà Trần Thị Út, sanh năm 1930, người xã Hòa Phong, huyện HòaVang, thành phố Đà Nẵng.

Ông bà sanh hạ được 11 người con:

Dòng I:

Thứ 1- Tống Phước Cư

Thứ 2- Tống Phước Quang

Thứ 3- Tống Thị Hoa

Thứ 4- Tống Thị Hồng

Thứ 5- Tống Thị Vân

Thứ 6- Tống Phước Nam

Thứ 7- Tống Thị Lan

Thứ 8- Tống Thị Bòn

Dòng II:

Thứ 9- Tống Thị Thu (1960)

Thứ 10- Tống Thị Vân (1967)

Thứ 11 -Tống Phước Thơ (1970)

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHĨA

4. Bà TỐNG THỊ HUỆ

Mộ táng tại Long Hồ – Huế

Ông NGUYỄN VĂN CHÂU

Không rõ năm mất, ngày kỵ

Bà là con thứ năm của Tống Phước Nghĩa. Bà lấy chồng rồi theo chồng về sống tại Đà Nẵng. Khi bị bệnh nặng, bà về lại quê Long Hồ và mất tại đây.

Bà có một người con gái tên Nguyễn Thị Hà nhưng từ khi bà mất đã không còn liên lạc được.

 
 

clip_image076

Mộ bà Tống Thị Huệ

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHĨA

5. Ông TỐNG PHƯỚC TẤN

Sinh năm 1937

PHAN THỊ LÀO

Sinh năm 1941

 
  clip_image079

Ảnh ông bà Tống Phước Tấn

Ông là người con thứ sáu của Tống Phước Nghĩa. Vợ ông người làng Thanh Lương, huyện Hương Trà, thành phố Huế. Hiện ông bà đang sống tại làng Kim Long – Huế.

Ông bà sanh hạ được chín người con:

Thứ 1- Tống Phước Dũng (sinh 10/5/1960)

Thứ 2- Tống Thị Thùy Loan (sinh 10/3/1963)

Thứ 3- Tống Phước Hùng (sinh 03/9/1964 – 12/6/Mùi)

Thứ 4- Tống Thị Thùy An (sinh 12/10/1966)

Thứ 5- Tống Thị Thùy Anh (sinh 1969)

Thứ 6- Tống Thị Thùy Nhi (sinh 1970)

Thứ 7- Tống Thị Thùy Liên (sinh 1972)

Thứ 8- Tống Phước Hải (sinh 05/7/1978)

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHẨM

1. Bà TỐNG THỊ LỢI

(27/2/1932 – 10/6/1994 Âl.)

Mộ táng tại Hòa Cà – Đà Nẵng

Ông TRẦN TRUNG TÂN

Bà là trưởng nữ của ông Tống Phước Phẩm. Bà lấy chồng ở Đà Nẵng. Trước đây chồng bà là Phó giám đốc bệnh viện quân y Đà Nẵng.

Ông bà sống với nhau có chín người con:

clip_image081

1/ Trần Thị Bạch Yến

2/ Trần Thị Bích Ái

3/ Trần Thị Lan Phương

4/ Trần Thị Minh Tuyết

5/ Trần Trung Quốc

6/ Trần Thị Thúy Nga

7/ Trần Trung Ngân

8/ Trần Thị Diệu Minh

9/ Trần Thị Hoàng Ngâu

Ông bà Tống Thị Lợi- Trần Trung Tân

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHẨM

2. Bà TỐNG THỊ LẶNG

(27/4/1934 – 1970)

Mộ táng tại nghĩa trang Hàn Mặc Tử Bình Định

Ông NGUYỄN VĂN NHÂN

Bà là người con thứ hai của ông Tống Phước Phẩm. Sau khi lấy chồng bà theo chồng về Quy Nhơn sinh sống và sanh hạ được bốn người con. Nhưng từ khi bà mất, chồng bà cùng các con cũng không về nên không rõ tông tích.

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHẨM

3. Bà TỐNG THỊ SEN

(27/7/1937 - 2010)

Mộ táng tại Nguyệt Biều,

Long Thọ - Huế

Ông MAI DUY THUẬN

Bà là thứ nữ của ông Tống Phước Phẩm. Bà lấy chồng là ông Mai Duy Thuận người làng Nguyệt Biều, huyện Long Thọ, thành phố Huế.

Ông bà sanh hạ được năm người con:

1/ Mai Duy Hiền

2/ Mai Duy Hòa

3/ Mai Duy Thanh

4/ Mai Duy Thạnh

5/ Mai Thị Hà

Các con của bà có gia đình ở Nguyệt Biều.

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHẨM

4. Ông TỐNG PHƯỚC HÀM

Sinh ngày 20/5/1940

VĂN THỊ NGÂU

Sinh ngày 12/5/1946

Ông là người con thứ tư của ông Tống Phước Phẩm. Vợ ông người làng Vân Thê, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện ông đang là trưởng tộc của họ Tống Phước –Phái II với trọng trách thờ phụng tổ tiên, ông bà. Hai ông bà đang sống tại phường Kim Long, thành phố Huế.

 
  clip_image084

Ông bà Tồng Phước Hàm – Hà Thị Ngâu

Hai ông bà sanh hạ được năm người con:

Thứ 1- Tống Thị Ngân Hà (sinh 15/6/1967)

Thứ 2- Tống Phước Hải (sinh 20/3/1968)

Thứ 3- Tống Phước Hoàng (sinh 15/5/1974)

Thứ 4- Tống Thị Hồng Hạnh (sinh 01/9/1971)

Thứ 5- Tống Thị Thương (sinh 20/4/1972)

ĐỜI X

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHẨM

5. Ông TỐNG PHƯỚC NHÂN

Sinh ngày 2/3/1954

TRƯƠNG THỊ YẾN

Sinh ngày 10/8/1962

Ông là con thứ tám của Tống Phước Phẩm.Vợ ông là người cùng làng. Hiện đang sống tại phường Kim Long, thành phố Huế. Ông bà sanh hạ được hai người con:

Thứ 1- Tống Phước Hoàng Vũ (20/7/1985)

Thứ 2- Tống Thị Thiên Thanh (23/10/1990

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DUNG

1. Ông TỐNG PHƯỚC LONG

(16/11/1943 – 28,29/12/1972)

Mộ táng tại Thủy Xuân,

Hương Thủy – Huế

NGUYỄN THỊ BỀ

 
 

clip_image086

Di ảnh Tống Phước Long

 
 

clip_image088

Ông là trưởng nam của ông Tống Phước Dung.

Ông vào bộ đội, hàm Trung sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước ngày 13/2/1972.

Ông được Thủ Tướng Chánh phủ tặng bằng Tổ Quốc Ghi Công số 278 K, theo QĐ số 696 T.Tga ngày 6/6/1977. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã ký tại Hà Nội.

Vợ ông người làng Thủy Xuân, là con gái của cụ Nguyễn Văn Tý. Bà mất tại quê bà. Hai ông bà sanh hạ được một người con gái là Tống Thị Kim Thoa sanh ngày 1/3/1967 và chết năm1969.

Hiện nay, Tống Phước Chuân là em lo thờ tự cúng giỗ.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DUNG

2. Bà TỐNG THỊ LANG

Sinh năm 1934

Ông NGUYỄN VĂN HUYÊN

Mất năm 1975

Bà là con thứ hai của cụ Tống Phước Dung. Hiện nay đang còn khỏe sống với con ở Thủy Xuân. Xưa kia chồng bà, ông Nguyễn Văn Huyên là thợ đúc đồng tại phường đúc đồng Huế.

Ông bà sinh được ba người con:

1. Nguyễn Văn Diệp (1968) hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Anh đã có gia đình sống tại Lao Bảo, Quảng Trị

3. Nguyễn Văn Hóa sống với mẹ tại Thủy Xuân.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DUNG

3. Ông TỐNG PHƯỚC CHUÂN

Sinh ngày 12/1/1955 Âl.

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

Sinh năm 1957

 
 

clip_image090

Gia đình ông Tống Phước Chuân

Ông là con thứ ba của cụ Tống Phước Dung, vợ ông người làng Thủy Xuân là con gai thứ tư của cụ Trần Hữu Gia. Hai ông có bốn người con:

Thứ 1- Tống Phước Lân (1981)

Thứ 2- Tống Phước Hùng (1983)

Thứ 3- Tống Phước Thảo (1985)

Thứ 4- Tống Phước Quang Vinh (1989)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DUNG

4.Ông TỐNG PHƯỚC CHÍNH

Sinh ngày 29/9/1958 Âl.

 

Ông là con trai thứ của Tống Phước Dung.

Hiện ông đang sống tại Huế và làm vườn.

Ông sống độc thân

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

1. Ông TỐNG PHƯỚC HẢI

Sinh: 12/ 8/ Canh Thìn

Mất: 15/ 4/ Quý Sửu Âl.

Ông chưa lập gia đình đã mất.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

2. Bà TỐNG THỊ BÍCH NGỌC

Sinh ngày 15/9/1945 Âl.

Ông VÕ BÁ KHANH

Bà là con gái thứ hai của Tống Phước Dương. Bà xuất giá về gia đình họ Võ tại xã An Cựu, thành phố Huế. Trước đây bà là nhân viên trong ngân hàng. Hai người đang định cư tại California – Mỹ. ông bà có một người con.

- Võ Hoa Cương (1973)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

3. Bà TỐNG THỊ KIM HUỆ

Sinh ngày 23/11/1947 Âl.

Ông HÀ VĂN CHUNG

Bà là con gái thứ ba của ông Tống Phước Dương. Chồng bà gốc ở Sài Gòn. Hiện nay, bà đang định cư ở Mỹ.

Ông bà sanh hạ được ba người con:

- Hà Thị Quỳnh Như

- Hà Thị Bảo Châu

- Hà Thị Tuyết Mai

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

4. TỐNG THỊ CÚC HOA

Sinh ngày 03/8/1950 Âl.

Ông DOSIMON JACQUES

Quốc tịch Pháp

Bà là con thứ tư của ông Tống Phước Dương. Bà lấy chồng người Pháp sau đó theo chồng định cư tại Pháp. Ông bà sống với nhau nhưng không có con.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

5. Bà TỐNG THỊ KIỀU LIÊN

Sinh ngày 30/12/1951

 

Bà là con gái thứ năm của ông Tống Phước Dương. Bà không lập gia đình với ai và hiện đang sống với em gái Hương Thủy tại thành phố Hồ Chí Minh.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

6. ông TỐNG PHƯỚC ĐẠT

Sinh ngày 24/4/1954 .

TRẦN THỊ THANH TÂM

Sinh năm 1956

clip_image092

Ảnh Tống Phước Đạt

Ông là con thứ sáu của ông Tống Phước Dương. Vợ ông người làng Dưỡng Mông - Phú Vang – Huế, là con gái ông Trần Tấn Hiêu. Anh Đạt trước đây là công nhân xí nghiệp nhưng nay đã về chăm sóc vườn nhà, còn vợ đang buôn bán tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông bà có được hai người con:

- Tống Phước Minh Hoàng (1983) đang làm về lĩnh vực du lịch

- Tống Phước Quỳnh Anh (1988) đang là sinh viên trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

6. TỐNG THỊ HƯƠNG THỦY

Sinh ngày 02/3/1956 .

Ông NGUYỄN MẠNH THIỆN

Sinh năm 1952

Bà là con thứ bảy của ông Tống Phước Dương, lấy chồng người làng Phú Hòa, thành phố Huế. Chồng bà trước đây là Phó giám đốc bảo hiểm xã hội thành phố Huế. Còn bà là Phó giám đốc kiêm kế toán trưởng công ty kinh doanh xuất khẩu đồ nội thất Stikley. Ông bà sống với nhau có được hai người con:

- Nguyễn Thị Khánh Linh: nhân viên đối ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế

- Nguyễn Mạnh Cường: nhân viên tại sân bay Phú Bài

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

7. Ông TỐNG PHƯỚC THÀNH

Sinh ngày 12/12/1959 .

LÊ THỊ NGUYỆT

Sinh năm 1961

Ông là con thứ tám của ông Tống Phước Dương, lấy vợ người làng Hương Long – Huế. Hiện tại ông bà đang sống ở Thủy Xuân – Huế. Ông làm dịch vụ văn phòng tại nhà còn bà là giáo viên.

Ông bà có được hai người con:

- Tống Phước Vĩnh Hằng (1988): sinh viên Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

- Tống Phước Nhất Nguyên (1993): đang học lớp 12

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

8. Ông TỐNG PHƯỚC LỢI

Sinh ngày 29/3/1961 Âl.

 

Ông là con trai út của ông Tống Phước Dương. Trước đây, ông đi nghĩa vụ tại Campuchia do ảnh hưởng chiến tranh mà tinh thần ông bị ảnh hưởng. Đến nay ông sống ở nhà làm vườn và vẫn độc thân.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

1. Ông TỐNG PHƯỚC NGHI

Sinh năm 1940

Mất năm 1967

Kỵ: ngày 6, 7 tháng 5

HOÀNG THỊ NĂM

 
 

clip_image094

Ảnh Tống Phước Nghi

Ông Tống Phước Nghi tham gia kháng chiến và bị tử trận. Sau khi ông Nghi qua đời bà về lại với họ Hoàng. Ông bà không có con. Hiện nay, giỗ ông do Tống Phước Đạt thờ tự, còn bà thì được họ Hoàng thờ tự.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

2. Ông TỐNG PHƯỚC VỆ

Sinh ngày 15/6/1947

1. Bà TRẦN THỊ LAN

Mộ táng tại Buôn Mê Thuộc

2. Bà HOÀNG THỊ LỢI

Ông là con thứ nam của ông Tống Phước Lễ. Lớn lên ông đi làm ăn ở Buôn Mê Thuộc. Khi người vợ lớn của ông qua đời ông tái hôn với một người đàn bà khác tên Hoàng Thị Lợi sanh năm 1952, người Huế.

Ông bà sanh hạ được bốn người con:

Dòng I:

Thứ 1- Tống Phước Minh

Thứ 2- Tống Phước Mẫn

Thứ 3- Tống Phước Mỹ

Thứ 4- Tống Thị Mỹ Linh

Dòng II:

Thứ 5- Tống Phước Sinh (1986)

Thứ 6- Tống Thị Kiều Nga (1988)

Thứ 7- Tống Thị Kiều Giang (1992)

Thứ 8- Tống Thị Kiều Nhiên (1995)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

3. Bà TỐNG THỊ ĐÀNG

Sinh năm 15/10/1949

Ông TRƯƠNG ĐÌNH SINH

Bà là con thứ ba của ông Tống Phước Lễ. Chồng bà người làng Bao Vinh – Huế. Hiện nay ông bà đang sống tại phường Kim Long và buôn bán hàng gia vị. ông bà sinh hạ được các người con:

1/ Trương Thị Hạnh

2/ Trương Thị Anh

3/ Trương Thị Phúc

4/ Trương Đình Vinh

5/ Trương Thị Tý

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

4. Ông TỐNG PHƯỚC CHÁNH

Sinh năm 15/7/1950

NGUYỄN THỊ VIÊN

Sanh năm 1956

Ông là con thứ tư của ông Tống Phước Lễ, đang sinh sống tại Sài Gòn thỉnh thoảng có về. Vợ ông là Nguyễn Thị Viên, bà sanh năm 1956, người làng Dưỡng Mông, Thừa Thiên – Huế.

Sanh các con:

.

Thứ 1- Tống Thị Mỹ Hạnh (1976)

Thứ 2- Tống Thị Mỹ Hà (1978)

Thứ 3- Tống Phước Hải (1980)

Thứ 4- Tống Phước Hoàng (1982)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

5. Ông TỐNG PHƯỚC NỮA

Sinh ngày 30/12/1955

NGUYỄN THỊ VY

Sinh năm 1958

Ông là con của Tống Phước Lễ. vợ ông người làng Thủy Bằng, huyện Hưng Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, ông bà đang là thầu khoán xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông bà sanh hạ được các người con:

Thứ 1- Tống Phước Khánh Đoan (06/8/1978)

Thứ 2- Tống Phước Thùy Trang (20/5/1980)

Thứ 3- Tống Phước Thùy Vân (03/2/1983)

Thứ 4- Tống Phước Thiện ( 1985)

Thứ 5- Tống Phước Thịnh ( 1987)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

6. Bà TỐNG THỊ THÊM

Sinh ngày 30/12/1959

Ông NGUYỄN VĂN BÍCH

Mất năm 2005

Bà là con gái ông Tống Phước Lễ. chồng bà người ở Phú Cam, Thừa Thiên Huế.

Ông bà sinh hạ:

………..

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

7.Ông TỐNG PHƯỚC ĐẠT

Sinh ngày 15/9/1959

HOÀNG THỊ MỪNG

Sinh năm 1961

       
 

clip_image096

   

clip_image098

Ông là con trai thứ của ông Tống Phước Lễ. Vợ ông người làng Phú Thuận – Huế. Hiện nay, ông đang sống tại Kim Long. Ông bà sanh hạ được bốn người con:

Thứ 1- Tống Phước Lành (27/12/1984)

Thứ 2- Tống Phước Mạnh ( 1988)

Thứ 3- Tống Phuớc Khỏe ( 1990)

Thứ 4- Tống Phước Quang ( 1993)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

8. Bà TỐNG THỊ LAN

Sinh ngày 20/3/1967

Ông ………………

Bà lấy chồng và lập nghiệp tại Đà Nẵng.

Hai người có 3 người con.

1/

2/

3/

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

1. Ông TỐNG PHƯỚC CƯ

Bà ………………

Ông là con trưởng của Tống Phước Phát. Do ông Phát vào Đà Nẵng lập nghiệp đã hơn 40 năm nên không có thông tin về các con ông.

Sanh hạ:

1/

2/

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

2. Ông TỐNG PHƯỚC QUANG

Bà ……

Hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng. Sanh hạ được hai người con một trai một gái.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

3. Bà TỐNG THỊ HOA

Ông……………………

Hiện nay đã có chồng con nhưng không biết thêm thông tin.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

4. Bà TỐNG THỊ HỒNG

Ông……………

Hiện nay đã có chồng con nhưng không biết thêm thông tin.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

5. Bà TỐNG THỊ VÂN

Ông……………

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

6. Ông TỐNG PHƯỚC NAM

Sinh ngày

TRẦN THỊ MINH NGỌC

Sinh năm 1974

Tống Phước Nam là con trai thứ năm của ông bà Tống Phước Phát. Phước Nam cưới Trần Thị Minh Ngọc sanh năm 1974, người làng An Tuyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Gia đình hiện đang định cư tại thành phố Đà Nẵng.

Sanh các con:

1/ Tống Phước Ngọc Trinh ( 1999)

2/ Tống Phước Sơn ( 2009)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

6. TỐNG THỊ LAN

Sinh ngày

 

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

7. TỐNG THỊ BÒN

Sinh ngày

 

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

8. TỐNG THỊ THU

Sinh năm 1966

Ông LÂM ANH

Sinh năm 1960

Tống Thị Thu là con gái thứ của ông bà Tống Phước Phát, xuất giá lấy chồng người họ Lâm ở Phú Thứ, Thừa Tiên – Huế, tên là Lâm Anh.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

9. TỐNG THỊ VÂN

Sinh 1967

Ông PHẠM DŨNG

Sinh năm 1960

Tống Thị Vân sanh năm 1967, lấy chồng là Phạm Dũng người xã Cẩm Thanh, thành phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC PHÁT

10. Ông TỐNG PHƯỚC THƠ

Sinh năm 1970

ĐẶNG THỊ BẢY

Sinh năm 1968

Tống Phước Thơ là con trai út của ông bà Tống Phước Phát. Phước Thơ cưới Đặng Thị Bảy sanh năm 1968, sanh được các con:

Thứ 1- Tống Thị Nga (1991)

Thứ 2- Tống Phước Nhật (1996)

Thứ 3- Tống Quốc Khánh (2004)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

1.Ông TỐNG PHƯỚC DŨNG

Sinh ngày 10/5/1960

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

Sinh năm 1964

 
 

clip_image100

Tống Phước Dũng và Trần Thị Thu Hương

Hiện nay ông bà đang sống tại làng Kim Long. Ông bà sanh hạ được 2 người con:

Thứ 1- Tống Phước Vũ Duy (05/01/1983): tài xế xe tải

Thứ 2- Tống Thị Mỹ Hằng (13/11/1986): hiện là nhân viên siêu thị Big C – Huế.

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

2. Bà TỐNG THỊ THÙY LOAN

Sinh ngày 10/3/1963

 

Các con là:

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

3. Ông TỐNG PHƯỚC HÙNG

Sinh ngày

 

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

4. Bà TỐNG THỊ THÙY AN

Sinh ngày 12/10/1966

Ông DƯƠNG TÂN

Ông bà không có con. Quê ông ở Đà Nẵng

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

5. Bà TỐNG THỊ THÙY ANH

Sinh năm 1969

Ông PHẠM VĂN THÍNH

Ông người làng Hương Long – Huế. Có 3 người con

1/ Phạm Tống Hoài Nguyên

2/ Phạm Tống Hoài Thanh

3/ Phạm Tống Thiên Hoàng

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

6. TỐNG THỊ THÙY NHI

Sinh năm 1970

1/ VÕ VĂN THÀNH

2/ NGUYỄN QUANG DŨNG

- Võ Văn Thành sanh

1/ Võ Thị Mỹ Tiên

2/ Võ Mỹ Trinh

- Nguyễn Quang Dũng, quê ở Nha Trang sanh

3/ Nguyễn Thanh Huy

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

7. Bà TỐNG THỊ THÙY LIÊN

Sinh năm 1972

 

Chưa chồng, thợ may tại nhà

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC TẤN

8. Ông TỐNG PHƯỚC HẢI

Sinh năm 1978

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI

Sinh ngày 21/5/1982

 
 

clip_image102

Tống Phước Hải và Quỳnh Chi

Sanh được hai người con:

Thứ 1- Tống Phước Vũ Minh (12/3/2002)

Thứ 2- Tống Nguyễn Bảo Châu ( 2010)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HÀM

1.Bà TỐNG THỊ NGÂN HÀ

Sinh năm 1967

Ông NGÔ MẠNH QUÝ

Bà Tống Thị Ngân Hà là trưởng nữ của ống Tống Phước Hàm. Bà lấy chồng ở địa nội. Chồng bà là nhân viên bảo trì di tích còn bà là nhân viên vệ sinh môi trường thành phố Huế. Ông bà sanh hai người con gái:

1/ Ngô Thị Quang Nguyên

2/ Ngô Thị Minh Nguyệt

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HÀM

2. Ông TỐNG PHƯỚC HẢI

Sinh ngày 20/3/1968

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

Sinh ngày 18/4/1969

 
 

clip_image104

Ảnh Tống Phước Hải và Mỹ Hạnh

Ông là con trai trường của ông Tống Phước Hàm. Ông lấy vợ người làng Phú Thuận là một giáo viên còn ông là thợ sơn. Ông bà có hai người con:

Thứ 1- Tống Phước Mỹ Huyền (23/1/1996)

Thứ 2- Tống Phước Mỹ Hằng (03/02/2004)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HÀM

3. Ông TỐNG PHƯỚC HOÀNG

Sinh ngày 15/5/1970

CHÂU THỊ ÁNH

Sinh ngày 18/10/1975

 
 

clip_image106

Tống Phước Hoàng và Châu Thị Ánh

Ông là con trai của Tống Phước Hàm. Vợ ông người làng Ngũ Đông, Thủy An, Huế. Ông bà có hai người con là:

- Tống Phước Ánh Hồng (23/5/1998)

- Tống Thị Trà My (01/3/2005)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HÀM

4.Bà TỐNG THỊ HỒNG HẠNH

Sinh năm 1971

Ông NGUYỄN VĂN TÙNG

Bà Tống Thị Hồng Hạnh là con gái của Tống Phước Hàm hiện đang làm cho công ty may dệt. Bà lấy chồng ở Chợ Cống làm nghề thợ sơn. Ông bà sinh được hai người con:

- Nguyễn Thiện Quang

- Nguyễn Thiện Sang

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HÀM

5. Bà TỐNG THỊ THƯƠNG

Sinh năm 1972

Ông 1/ NGUYỄN VĂN ANH

2/ LÊ VĂN QUÂN

Bà Tống Thị Thương có chồng là ông Nguyễn Văn Anh, sanh các con:

1. Nguyễn Văn Nhật Tuấn (sanh 7.5.1991)

2. Nguyễn Thị Ngọc Ánh (sanh ......)

Bà có chồng lần 2 là ông Lê Văn Quân sinh:

3. Lê Tống Bảo Trân (sanh 2003)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NHÂN

1. Ông TỐNG PHƯỚC HOÀNG VŨ

Sinh năm 1985

HỒ THỊ THU HIẾU

Sanh 23.10.1987

Người Hương Long

Tống Phước Hoàng Vũ là con trai trưởng của ông Tống Phước Nhân và bà Trương Thị Yến. Hoàng Vũ kết hôn cùng Hồ Thị thu Hiếu, ngưới xã Hương Long

Sanh được

Thứ 1- Tống Phước Hoàng Long (sanh 08.11.2007)

ĐỜI XI

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NHÂN

2.TỐNG PHƯỚC THIÊN THANH

Sinh năm 1990

 

Thiên Thanh còn đang đi học

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LONG

1. Bà TỐNG PHƯỚC KIM THOA

Sinh ngày 01/3/1967

 

Chết lúc nhỏ

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHUÂN

1. Ông TỐNG PHƯỚC LÂN

Sinh năm 1981

NGUYỄN THỊ LÀNH

Ông Lân hiện là nhiếp ảnh gia di tích, còn vợ là người phường Phú Hiệp,thành phố Huế. Ông bà có hai nguồi con là:

Thứ 1- Tống Phước Quỳnh Linh (2006)

Thứ 2- Tống Phước Quỳnh Giao (2008)

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHUÂN

2. Ông TỐNG PHƯỚC HÙNG

Sinh năm 1983

 

Ông hiện đang là thợ hồ chuyên các công trình kiến trúc cổ

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHUÂN

3. Ông TỐNG PHƯỚC THẢO

Sinh năm 1985

NGUYỄN THỊ THANH HÓA

Sinh năm…….

Ông là thợ sửa xe, lấy vợ người làng Thủy Xuân, con gái của ông Nguyễn Văn Hoan. Ông bà có một người con:

Thứ 1- Tống Phước Quốc Bảo (2009).

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHUÂN

4. Ông TỐNG PHƯỚC QUANG VINH

Sinh năm 1989

 

Đang học nghề

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐẠT

1.Ông TỐNG PHƯỚC MINH HOÀNG

Sinh năm 1983

 

Tống Phước Minh Hoàng là con trưởng của ông Tống Phước Đạt, cháu nội ông Tống Phước Dương. Hiện nay chưa có vợ đang làm hướng dẫn viên du lịch.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐẠT

2. Bà TỐNG PHƯỚC QUỲNH ANH

Sinh năm 1988

 

Tống Phước Quỳnh Anh là con thứ của ông Tống Phước Đạt, cháu nội ông Tống Phước Dương. Hiện đang ở tại đường Tô Hiến Thành, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Theo học Đại học Kiên trúc thành phố Hồ Chí Minh.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THÀNH

1. TỐNG PHƯỚC VĨNH HẰNG

Sanh năm 1988

 

Vĩnh Hằng là con của Tống Phước Thành, đang học Đại Học tại thành phố Hồ Chí Minh.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THÀNH

2. TỐNG PHƯỚC NHẤT NGUYÊN

Sinh năm 1993

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

2. Ông TỐNG PHƯỚC MINH

Sinh năm ….

NGUYỄN THỊ HOA

Phước Minh cưới Nguyễn Thị Hoa sanh các con:

Thứ 1/- Tống Phước Gia Khánh

Thứ 2- Tống Phước Gia Huy

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

2. Ông TỐNG PHƯỚC MẪN

Sinh năm . . .

TRẦN THỊ HOA

Phước Mẫn và Trần Thị Hoa sanh các con:

Thứ 1- Tống Phước Hiếu

Thứ 2- Tống Thị Thảo

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

3. Ông TỐNG PHƯỚC MỸ

Sinh năm . . . . .

NGUYỄN THỊ LINH

Tống Phước Mỹ và Nguyễn Thị Linh kết hôn sanh được các con:

Thứ 1- Tống Thị My

Thứ 2 - Tống Thị Ny

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

4. TỐNG THỊ MỸ LINH

Sinh năm

Ông………………..

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

5. TỐNG PHƯỚC SINH

Sinh năm 1986

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

6. TỐNG THỊ KIỀU NGA

Sinh năm 1988

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

7. TỐNG THỊ KIỀU GIANG

Sinh năm1992

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VỆ

8. TỐNG THỊ KIỀU NHIÊN

Sinh năm 1995

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHÁNH

1. TỐNG THỊ MỸ HẠNH

Sinh năm 19

 

Mỹ Hạnh là con ông Tống Phước Chánh, cháu nội của ông Tống phước Lễ.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHÁNH

2. TỐNG THỊ MỸ HÀ

Sinh năm 19

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHÁNH

3. TỐNG PHƯỚC HẢI

Sinh năm 1980

LƯU THỊ HỒNG PHONG

Sanh năm 1982

Tống Phước Hải là con trai ông Tống Phước Chánh, cháu nội của ông Tống Phước Lễ. Phước Hải kết hôn cùng Lưu Thị Hồng Phong sanh các con:

Thứ 1- Tống Phước Gia Bảo (sanh 2007)

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC CHÁNH

4. TỐNG PHƯỚC HOÀNG

Sinh năm 19

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NỮA

1. TỐNG PHƯỚC KHÁNH ĐOAN

Sinh 06.08.1978

………………..

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NỮA

2. TỐNG PHƯỚC THÙY TRANG

Sinh 20.05.1980

………………..

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NỮA

3. TỐNG PHƯỚC THÙY VÂN

Sinh 23.02.1983

………………..

Tống Phước Thùy Vân là cháu nội của ông Tống Phước Lễ.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NỮA

4. TỐNG PHƯỚC THỊNH

Sinh 1985

………………..

Tống Phước Thịnh là con thứ tư của ông Tống Phước Nữa, cháu nội của ông Tống Phước Lễ.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NỮA

3. TỐNG PHƯỚC THIỆN

Sinh 1985

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

Sinh 1986

Tống Phước Thiện là cháu nội của ông Tống Phước Lễ. Phước Thiện Kết hôn cùng Nguyễn Thị Kim Tuyến sanh:

Thứ 1. Tống Phước Khánh Linh (sanh 2008)

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐẠT

1. Ông TỐNG PHƯỚC LÀNH

Sinh năm

TRỊNH THỊ HUẾ

Sinh năm 1985

 
 

clip_image108

Ảnh Tống Phước Lành và Trịnh Thị Huệ

Tống Phước Lành là con trai Trưởng của ông Tống Phước Đạt và bà Hoàng Thị Mừng, cháu nội ông Tống Phước Lễ.

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐẠT

2.TỐNG PHƯỚC MẠNH

Sinh năm 1988

……………….

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐẠT

3.TỐNG PHƯỚC KHỎE

Sinh năm 1990

……………………….

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐẠT

4. TỐNG PHƯỚC QUANG

Sinh 14.03.1993

………………..

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NAM

1. TỐNG PHƯỚC NGỌC TRINH

Sinh năm 1999

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC NAM

2. TỐNG PHƯỚC SƠN

Sinh năm 2009

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THƠ

1. TỐNG THỊ NGA

Sinh năm 1991

 

Chưa có gia đình

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THƠ – cháu ông Phát

2. TỐNG PHƯỚC NHẬT

Sinh năm 1996

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THƠ – cháu ông Phát

3. TỐNG QUỐC KHÁNH

Sinh năm 2004

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DŨNG

2. Ông TỐNG PHƯỚC VŨ DUY

Sinh năm 1983

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

Sinh năm 1985

clip_image110

Tống Phước Vũ Duy cưới vợ người ở Phú Lộc – Huế.

Sinh được một con trai

Thứ 1- Tống Phước Thanh Phong (sanh 15.11.2008)

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC DŨNG

3. TỐNG THỊ MỸ HẰNG

Sinh năm 1986

 

Chưa có gia đình

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HẢI – cháu ông Tấn

TỐNG PHƯỚC VŨ MINH

Sinh năm 2002

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HẢI – cháu ông Tấn

TỐNG NGUYỄN BẢO CHÂU

Sinh năm 2010

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HẢI –cháu ông Hàm

1. TỐNG PHƯỚC MỸ HUYỀN

Sinh năm 1996

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HẢI –cháu ông Hàm

2. TỐNG PHƯỚC MỸ HẰNG

Sinh năm 2004

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HOÀNG –cháu ông Hàm

1. TỐNG PHƯỚC ÁNH HỒNG

Sinh năm 1998

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HOÀNG –cháu nội ông Hàm

2. TỐNG THỊ TRÀ MY

Sinh năm 2005

 

ĐỜI XII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HOÀNG VŨ–cháu nội ông Nhân

1. TỐNG PHƯỚC HOÀNG LONG

Sinh năm 1996

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LÂN –cháu ông Chuân

1. TỐNG PHƯỚC QUỲNH LINH

Sinh năm 2006

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC LÂN–cháu ông Chuân

2. TỐNG PHƯỚC QUỲNH GIAO

Sinh năm 2008

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC THẢO–cháu ông Chuân

1. TỐNG PHƯỚC QUỐC BẢO

Sinh năm 2009

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC MẠNH

1. TỐNG PHƯỚC GIA KHÁNH

Sinh năm

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC MẠNH

2. TỐNG PHƯỚC GIA HUY

Sinh năm

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC MẪN

1. TỐNG PHƯỚC HIẾU

Sinh năm

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC MẪN

2. TỐNG THỊ THẢO

Sinh năm

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC MỸ

1. TỐNG THỊ MY

Sinh năm

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC MỸ

2 TỐNG THỊ NY

Sinh năm

 

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC HẢI

2. TỐNG PHƯỚC GIA BẢO

Sinh năm 2007

 

Gia Bảo sanh năm 2007, con của Tống Phước hải và Lưu Thị Hồng Phong, cháu nội ông Tống Phước Chánh

ĐỜI XIII

CON ÔNG TỐNG PHƯỚC VŨ DUY

1. TỐNG PHƯỚC THANH PHONG

Sinh 15.11.2008

 

NGOẠI PHẢ

       
    clip_image111
 
 

clip_image113

Hoành phi và Bàn thờ Hội đồng phủ Chúa Quy Quốc Công

clip_image114clip_image116

Bản đồ phường Kim Long và TP Huế

LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT THỪA THIÊN-HUẾ

Đàng Trong dưới thời Đoan Quận công Nguyễn Hoàng (1558-1613) tương đối yên ổn do kinh tế phát triển cả vùng Thuận Quảng và cũng nhờ vào sự khôn khéo của Nguyễn Hoàng với chính quyền Đàng Ngoài (vua Lê, chúa Trịnh và kể cả với nhà Mạc).

Thuận Quảng lúc bấy giờ đất đai mới mở, dân cư còn ít chưa đáp ứng nhu cầu khai khẩn – một nhu cầu bức thiết của chúa Nguyễn để thực hiện được mục đích cát cứ- trong dân cư có những thành phần phức tạp nhưng trong vài mươi năm Đoan Quận công đã “vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, nhẹ xâu thuế, dân chúng vui, phục, đất đai khai mở vạn dậm”.

Dân chúng thường gọi ngài là chúa Tiên”.

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, vùng đất Phú Xuân, Huế (phần đô hội của xứ Thuận Quảng) có vị trí khá quan trọng. Theo các tư liệu xưa, hàng nghìn năm trước Thừa Thiên Huế đã từng là nơi cư trú của các cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau.

Tương truyền vào thời kỳ hình thành Nhà nước Văn Lang - Ân Lạc, Thừa Thiên Huế là một vùng đất của bộ Việt Thường. Tới đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất này thuộc Tượng Quận. Năm 116 trước công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt giành được độc lập. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa.

Qua lời sấm truyền “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành Sơn, có thể yên thân muôn đời), năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hóa, khởi đầu cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Từ đây, quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Thuận Hóa là vùng chiến tuyến tranh giành quyền lực giữa Đàng Trong và Đàng ngoài, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện ổn định để hình thành trung tâm dân cư sầm uất. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy.

Mãi đến năm 1636, khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long, quá trình đô thị hóa trong lịch sử bắt đầu và phát triển thành vùng đất kinh thành Huế. Hơn nữa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi và đổi tên thành Phú Xuân (ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay), tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong.

Tuy có lúc, phủ Chúa dời ra Bác Vọng (1712-1723), nhưng khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân và dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam kinh thành Huế hiện nay.

Sự nguy nga bề thế của thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong "Phủ biên tạp lục" năm 1776 và trong "Đại Nam nhất thống chí" với tư cách là đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ

châu thổ sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà, Phú Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong

(1687-1774), rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều vua Quang Trung (1788-1801) và cuối cùng là kinh đô nước Việt Nam trong gần 1,5 thế kỷ dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945).

Các tên gọi Phú Xuân – kinh thành Huế, Thừa Thiên Huế đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật quan trọng của đất nước từ những thời kỳ lịch sử ấy.

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, tiếp đó là đế quốc Mỹ. Cùng với cả nước, nhân dân Thừa Thiên Huế đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập và thống nhất Tổ quốc với biết bao chiến tích và sự tích anh hùng.

Từ những năm thuộc Pháp cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975) , Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của nhiều nhà cách mạng trên đường cứu nước. Phan Bộ Châu, Phan Chu Trinh cùng nhiều nhân sỹ yêu nước khác đã từng hoạt động tại đây.

Cũng tại nơi này, người thanh niên Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống gần 10 năm thời niên thiếu trước khi vào Nam và ra đi tìm đường cứu nước.

Năm 1916, Việt Nam Quang Phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên quy mô nhiều tỉnh, vua Duy Tân xuất giá tham gia khởi nghĩa.

Thừa Thiên Huế còn là cái nôi của phong trào cách mạnh, nơi đào tạo ra những nhân tài, những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, khoa học như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn...

 
 

clip_image118

Cầu Trường Tiền

Cung Diên Thọ

Khu vực Kim Long hiện còn có 8 phủ, chủ yếu là của các văn thần, võ tướng như: phủ Ấn Quang (60 E Kim Long) - điện thờ của họ Đoàn; phủ Cẩm Xuyên Quận Vương (51C Vạn Xuân) - Nguyễn Phúc Miên Ký (1838 - 1881), con trai thứ 75 vua Minh Mạng, được lập năm 1859, khuôn viên rộng khoảng 1.100m²; Diên Phúc Trưởng Công Chúa phủ (phường Kim Long) - Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo (1824 - 1848), con gái cả vua Thiệu Trị, khuôn viên khoảng 4.500m²; phủ Đức Quốc Công (2B Kim Long) - Phạm Đăng Hưng (1765 - 1825), khuôn viên rộng khoảng 5.760m²; phủ Khoái Châu Quận Công (Xuân Hòa - Hương Long) - Nguyễn Đức Xuyên - công thần triều Nguyễn, khuôn viên rộng chừng 5.000m². Ngoài ra, còn có phủ Phúc Quốc Công (Hồ Văn Bôi); phủ Vĩnh Quốc Công (Nguyễn Hữu Độ); phủ Quy Quốc Công - Tống Phúc Khuông (Vạn Xuân - Kim Long), được xây dựng năm 1806.

Địa điểm: Xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tên gọi lăng Gia Long thực ra để chỉ một quần thể lăng tẩm của nhiều người trong hàng quyến thuộc của nhà vua với trọng địa là khu lăng mộ Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng) được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820. Đích thân vua Gia Long đã quan sát, duyệt định vị trí quy hoạch và chỉ đạo việc thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Toàn bộ khu Lăng là một quần sơn với 42 ngọn đồi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án và là tên gọi chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn.

Tổng thể Lăng được chia làm ba khu vực: Chính giữa là lăng mộ Vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện mà Điện Minh Thành là trung tâm - nơi thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Bên trái khu Lăng là Bi đình, nay chỉ còn lại tấm bia lớn ghi bài “Thánh Đức thần công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra, còn có khu vực quần thể các lăng trong hoàng quyến.

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan.

Địa điểm: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg). Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá thanh cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.

Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác

cao 7 tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn; Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

Từ ngày xây dựng cho đến nay ngôi chùa đã được trùng tu 8 lần (1665, 1714, 1815, 1831, 1844, 1899, 1907, 1957). Qua những lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ.

clip_image120

Chùa Thiên Mụ

Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng điệp, đồi cây, mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Dòng sông chầm chậm lướt qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế. Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách....

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN GIA PHẢ

HỌ TỐNG PHƯỚC TẠI PHƯỜNG KIM LONG

THÀNH PHỐ HUẾ

 
 

clip_image122

 
 

clip_image124

Ngày chạp và giỗ Phái II

 
 

clip_image126

Tộc và Phái II chạp giỗ 18/2/Tân Mão

 
 

clip_image128

Cảnh hoang sơ của mộ Công Chúa Ngọc Quận

       
  clip_image130
 
   

clip_image132

       
   

Phủ Chúa Đức Quốc Công

 
 

clip_image134

Phủ Chúa Nguyễn Hữu - Vĩnh Quốc Công

       
  clip_image136
 
   

clip_image138

Phủ Chúa Phước Quốc Công

clip_image140

 
 

clip_image142

Cô Phan Thị Phương Thảo CTHĐQT – TGĐ TĐ KT

 
 

clip_image144

Nhóm thực hiện Gia phả

CÁC NGÀY GIỖ (*)

NGÀY 03 / 11 GIỖ NGÀI TRIỀU ĐÔ HẦU

NGÀY 13-14 / 03 GIỖ BÀ TRỀU ĐÔ HẦU THỨ THẤT

NGÀY 11 / 09 GIỖ NGÀI NGHĨA ĐỨC HẦU

NGÀY 24-25 / 09 GIỖ BÀ NGHĨA ĐỨC THỨ THẤT

NGÀY 19-20 / 09 GIỖ NGÀI DƯƠNG QUẬN CÔNG

NGÀY 23 / 01 GIỖ BÀ DƯƠNG QUẬN CHÁNH THẤT

NGÀY 06-07 / 12 GIỖ BÀ DƯƠNG QUẬN THỨ THẤT

NGÀY 20 / 02 GIỖ NGÀI THÊM LỘC HẦU

NGÀY 23 / 04 GIỖ NGÀI THIỀN QUẬN CÔNG

NGÀY 27 / 12 GIỖ BÀ THIỀN QUẬN CHÁNH THẤT

NGÀY 01 / 10 GIỖ BÀ THIỀN QUẬN THỨ THẤT I

NGÀY 10 / 07 GIỖ BÀ THIỀN QUẬN THỨ THẤT II

NGÀY 20-21 / 05 GIỖ NGÀI TƯỜNG LÝ HẦU

NGÀY 29-30 / 04 GIỖ BÀ TƯỜNG LÝ HẦU

NGÀY 16-17 / 06 GIỖ NGÀI QUY QUỐC CÔNG

NGÀY 18-19 / 02 GIỖ BÀ Y PHU QUY QUỐC CÔNG

NGÀY 22-23 / 05 GIỖ BÀ CÔNG CHÚA NGỌC QUẬN

NGÀY 02-03 / 02 GIỖTHỪA THIÊN CAO HOÀNG HẬU

NGÀY 05-06 / 07 GIỖ NGÀI ĐÔ THỐNG PHỦ VĨNH

THUÂN HẦU TỐNG PHƯỚC LƯƠNG

NGÀY 16-17 / 12 GIỖ BÀ QUẬN CHÚA NGỌC KÍNH

NGÀY 01 / 11 GIỖ BÀ TRẦN THỊ NHỊ PHẨM P. NHÂN

NGÀY GIỖ BÀ THIỆU HÓA CÔNG CHÚA

NGÀY 28 /08 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC TÍN

NGÀY 04 / 01 GIỖ BÀ CHÁNH THẤT TỐNG PH. TÍN

NGÀY 02 / 06 GIỖ BÀ THỨ THẤT TỐNG P. TÍN

NGÀY 18 / 02 GIỖ HỘI ÔNG BÀ TỐNG PHƯỚC DAI

GIỖ HỘI ÔNG BÀ TỐNG PHƯỚC UYÊN

(*) Theo ngày âm lịch

NGÀY 20-21 / 01 GIỖ NGÀI CHÁNH ĐỘI TỐNG P. BỔN

NGÀY 24-25 / 03 GIỖ BÀ NGUYỄN THỊ TỐNG PH. BỔN

NGÀY 18 / 02 GIỖ CHÁNH ĐỘI TỐNG PHƯỚC SỞ

NGÀY 24-25 / 03 GIỖ BÀ TỐNG PHƯỚC SỞ

NGÀY 04-05 / 07 GIỖ PHÓ QUẢN CƠ CHÁNH ĐỘI

TỐNG PHƯỚC LAI

NGÀY 07-08 / 01 GIỖ BÀ LÊ THỊ THÂN CHÁNH THẤT

CHÁNH ĐỘI QUẢN CƠ TỐNG PH. LAI

NGÀY 16-17 / 07 GIỖ ÔNG HIỆP LÃNH VỆ TỐNG P. SUM

NGÀY 08-09 / 07 GIỖ BÀ HIỆP LÃNH VỆ TRẦN T. THÊM

NGÀY 04-05 / 07 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC HƯNG

NGÀY 24-25 / 04 GIỖ CHÁNH ĐỘI TỐNG PH. ĐƯƠNG

NGÀY 22-23 / 03 GIỖ BÀ CHÁNH PHAN THỊ SUM

NGÀY 06-07 / 11 GIỖ BÀ THỨ I MAI THỊ BƯỜNG

NGÀY 09-10 / 08 GIỖ BÀ THỨ II NGUYỄN THỊ BẦY

NGÀY 06-07 / 01 GIỖ BÀ TỐNG THỊ TÚY

NGÀY 10-11 / 01 GIỖ BÀ TỐNG THỊ MÍT

NGÀY 18-19 / 09 GIỖ BÀ TỐNG THỊ RÒN

NGÀY 16-17 / 02 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC LÂM

NGÀY 02-03 / 05 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC ĐỒNG

NGÀY 24-25 / 10 GIỖ BÀ TRẦN THỊ TỊNH

NGÀY 05-06 / 06 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHĨA

NGÀY 05-06 / 06 GIỖ BÀ TRẦN THỊ MÙI

NGÀY 06-07 / 07 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC CHƯƠNG

NGÀY 07-08 / 09 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC PHẨM

NGÀY 17-18 / 04 GIỖ BÀ HUỲNH THỊ BÉ

NGÀY 24 / 12 GIỖ BÀ HỒ THỊ CƠ

NGÀY 04-05 / 06 GIỖ BÀ TỐNG THỊ LÉP (CÚC)

NGÀY 14 / 04 GIỖ BÀ TỐNG THỊ SÂM

NGÀY 22-23 / 03 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC DUNG

NGÀY 03-04 / 03 GIỖ BÀ I NGUYỄN THỊ SÂM

NGÀY 03 / 04 GIỖ BÀ II NGUYỄN THỊ DANH

NGÀY 28-29 / 02 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC DƯƠNG

NGÀY 18-19 / 07 GIỖ BÀ SƠN TRÀ

NGÀY 20-21 / 05 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC LỄ

NGÀY 27-28 / 01 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC NAM

NGÀY 10 / 06 GIỖ BÀ TỐNG THỊ LỢI

NGÀY 28-29 / 12 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC LONG

NGÀY 06-07 / 05 GIỖ ÔNG TỐNG PHƯỚC NGHI

PHIÊN ÂM

CÁC BÀI VỊ THỜ TẠI PHỦ QUY QUỐC CÔNG

GIỮA 1

特进壮武大将军都统府掌府事太保归国公宋福恭敏公神主

ĐẶC TẤN TRÁNG VÕ ĐẠI TƯỚNG QUÂN ĐÔ THỐNG PHỦ CHƯỞNG PHỦ SỰ THÁI BẢO QUY QUỐC CÔNG TỐNG PHƯỚC CUNG MẪN CÔNG THẦN CHỦ.

GIỮA 2

太保归国公正室归国一品夫人淑慎黎氏神主

THÁI BẢO QUY QUỐC CÔNG CHÁNH THẤT QUY QUỐC NHẤT PHẨM PHU NHÂN THỤC THẬN LÊ THỊ THẦN CHỦ.

TRÁI

显妣前朝第七行公主阮氏玉神主

孝子宋福梁奉祀

HIỂN TỶ TIỀN TRIỀU ĐỆ THẤT HÀNG CÔNG CHÚA NGUYỄN THỊ NGỌC THẦN CHỦ - HIẾU TỬ TỐNG PHƯỚC LƯƠNG PHỤNG TỰ.

皇越前朝第七行公主阮氏讳玉谥曰贞淑神主

HOÀNG VIỆT, TIÊN TRIỀU ĐỆ THẤT HÀNG CÔNG CHÚA NGUYỄN THỊ HÚY NGỌC QUẬN, THỤY VIẾT TRINH THỤC THẦN CHỦ.

PHẢI (1)

显考特进壮武将军中军都统府掌府事永顺侯谥武毅宋府君之神主,孝子奉祀

HIỂN KHẢO ĐẶC TẤN TRÁNG VŨ TƯỚNG QUÂN TRUNG QUÂN ĐÔ THỐNG PHỦ CHƯỞNG PHỦ SỰ VĨNH THUẬN HẦU, THỤY VÕ NGHỊ TỐNG PHỦ QUÂN CHI THẦN CHỦ - HIẾU TỬ PHỤNG TỰ.

皇越前朝特进壮武将军中军都统府掌府事永顺侯宋福讳梁谥武毅府君之神主,甲午年柒月初六日巳已戌时逝溘, 辛卯年卯月拾五日生

HOÀNG VIỆT, TIỀN TRIỀU ĐẶC TẤN TRÁNG VÕ TƯỚNG QUÂN TRUNG QUÂN ĐÔ THỐNG PHỦ CHƯỞNG PHỦ SỰ VĨNH THUẬN HẦU TỐNG PHƯỚC HÚY LƯƠNG, THỤY VÕ NGHỊ PHỦ QUÂN CHI THẦN CHỦ.

- GIÁP NGỌ NIÊN THẤT NGUYỆT SƠ LỤC NHẬT TỴ DĨ TUẤT THỜI THỂ HẠP.

- TÂN MÃO NIÊN MÃO NGUYỆT THẬP NGŨ NHẬT SANH.

PHẢI (2)

命妇依夫永顺侯领中军都统府掌府事宋福元配阮玉谥贞淑一品夫人之神主

MỆNH PHỤ Y PHU VĨNH THUẬN HẦU LÃNH TRUNG QUÂN ĐÔ THỐNG PHỦ CHƯỞNG PHỦ SỰ TỐNG PHƯỚC NGUYÊN PHỐI NGUYỄN NGỌC THỤY TRINH THỤC NHẤT PHẨM PHU NHÂN CHI THẦN CHỦ.

越故命妇钦哉差掌小军都统制宋侯元配阮玉讳敬谥曰贞淑夫人之神主, 生於莘年昧月日时,卒於甲戌年拾贰月捌日

VIỆT CỐ MỆNH PHỤ KHÂM SAI CHƯỞNG THỦY QUÂN ĐÔ THỐNG CHẾ TỐNG HẦU NGUYÊN PHỐI NGUYỄN NGỌC HÚY KÍNH THỤY VIẾT TRINH THỤC PHU NHÂN CHI THẦN CHỦ.

- SANH Ư TÂN SỬU NIÊN MUỘI NGUYỆT NHẬT THỜI.

- TUẤT Ư GIÁP TUẤT NIÊN THẬP NHỊ NGUYỆT BÁT NHẬT SỬU THỜI.

 
 

clip_image146

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI TỰA

3

PHẢ KÝ

7

Nguồn gốc Dòng họ

10

Lịch sử vùng đất Kim Long

12

Phát tích Dòng họ

19

Quan hệ Hôn nhân

25

PHẢ HỆ

27

Thủy Tổ Triều Đô Hầu

29

Đời Hai

Ông Tống Phước Đức

31

Đời Ba

Ông Tống Phước Dương

32

Ông Thêm Lộc Hầu Tống Phước Công

34

Đời Bốn

Ông Tống Phước Thành

35

Đời Năm

Phái I

Ông Tường Lý Hầu Tống Phước Công

37

Phái II

Ông Quy Quốc Công Tống Phước Khuông

38

Đời Sáu

Phái I

Ông Tống Phước Nhâm

44

Ông Tống Phước An

45

Phái II

Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Thị Lan

46

Tống Phước Lương

50

Đời Bảy

Phái I

Ông Tống Phước Tín

54

Ông Tống Phước Dai Ông Tống Phước Uyên

55

56

Ông Tống Phước Bổn

57

Ông Tống Phước Sở

58

Ông Tống Phước Lai

59

Con ông Tống Phước Bổn

Ông Tống Phước Sum

60

Đời Tám

Con ông Tống Phước Sở

Ông Tống Phước Hưng

62

Con ông Tống Phước Lai

Ông Tống Phước Đương

63

Bà Tống Thị Túy

65

Bà Tống Thị Mít

66

Bà Tống Thị Ròn

67

Đời Chín

Con ông Tống Phước Sum

Ông Tống Phước Lâm

69

Ông Tống Phước Chất

70

Ông Tống Phước Đồng

71

Con ông Tống Phước Hưng

Bà Tống Thị Đào- Tống Thị Em

73

Ông Tống Phước Bút

74

Con ông Tống Phước Đương

Bà Tống Thị Tuất

75

Bà Tống Thị Khán- Tống Thị Kiều

76

Ong Tống Phước Nghĩa

77

Ông Tống Phước Rờ- Tống Phước Chương

78

Bà Tống Thị Mẫn

79

Ông Tống Phước Phẩm

80

Bà Tống Thị Lép

83

Đời Mười

Con ông Tống Phước Lâm

Bà Tống Thị Châu

85

Con ông Tống Phước Đông

Bà Tống Thị Sâm

85

Ông Tống Phước Dung

87

Ông Tống Thị Thỉ

89

Ông Tống Phước Dương

90

Con ông Tống Phước Nghĩa

Ông Tống Phước Lễ

92

Ông Tông Phước Nam

94

Ông Tông Phước Phát

95

Bà Tống Thị Huệ

96

Ông Tông Phước Tấn

97

Con ông Tống Phước Phẩm

Bà Tống Thị Lợi

99

Bà Tống Thị Lặng

100

Bà Tống Thị Sen

101

Ông Tống Phước Hàm

102

Ông Tống Phước Nhân

104

Đời Mười một

Con ông Tống Phước Dung

Ông Tống Phước Long

105

Bà Tống Thị Lang

107

Ông Tống Phước Chuân

108

Ông Tống Phước Chính

109

Con ông Tống Phước Dương

Ông Tống Phước Hải

110

Bà Tống Thị Bích Ngọc

111

Bà Tống Thị Kim Huệ

112

Bà Tống Thị Cúc Hoa-Tống Thị Kiều Liên

113

Ông Tống Phước Đạt

114

Bà Tống Thị Hương Thủy

115

Ông Tống Phước Thành

116

Ông Tống Phước Lợi

117

Con ông Tống Phước Lễ

Ông Tống Phước Nghi

118

Ông Tống Phước Vệ

119

Bà Tống Thị Đàng

120

Ông Tống Phước Chánh

121

Ông Tống Phước Nữa

122

Bà Tống Thị Thêm

123

Ông Tống Phước Đạt

124

Bà Tống Thị Lan

125

Con ông Tống Phước Phát

Ông Tống Phước Cư

125

Ông Tống Phước Quang – Tống Thị Hoa

126

Tống Thị Hồng – Tống Thị Vân

127

Ông Tống Phước Nam

128

Bà Tống Thị Lan – Tống Thị Bòn

129

Bà Tống Thị Thu – Tống Thị Vân

130

Ông Tống Phước Thơ

131

Con ông Tống Phước Tấn

Ông Tống Phước Dũng

132

Tống Thị Thúy Loan - Ông Tống Phước Hùng

133

Tống Thị Thùy An – Tống Thị Thùy Anh

134

Tống Thị Thùy Nhi – Tống thị Thùy Liên

135

Ông Tống Phước Hải

136

Con ông Tông Phước Hàm

Tống Thị Ngân Hà

137

Ông Tống Phước Hải

138

Ông Tống Phước Hoàng

139

Bà Tống Thị Hồng Hạnh

140

Bà Tống Thị Thương

141

Con Ông Tông Phước Nhân

Ông Tống Phước Hoàng Vũ

142

Ông Tống Phước Thiên Thanh

143

Đời Mười hai

Con ông Tống Phước Long

Ông Tống Phước Kim Thoa

143

Con ông Tống Phước Chuân

Ông Tống Phước Lân

144

Ông Tống Phước Hùng - Tống Phước Thảo

145

Ông Tống Phước Quang Vinh

146

Con ông Tống Phước Đạt

Ông Tông Phước Minh Hoàng

146

Bà Tống Phước Quỳnh Anh

147

Con ông Tống Phước Thành

Ông Tống Phước Vĩnh Hằng

147

Ông Tống Phước Nhất Nguyên

148

Con ông Tống Phước Vệ

Ông Tống Phước Minh

148

Ông Tống Phước Mẫn - Ông Tống Phước Mỹ

149

Tống Thị Mỹ Linh - Ông Tống Phước Sinh

150

Tống Thị Kiều Nga – Tống Thị Kiều Giang

151

Tống Thị Kiều Nhiên

152

Con ông Tống Phước Chánh

Tống Thị Mỹ Hạnh

152

Tống Thị Mỹ Hà -Ông Tống Phước Hải

153

Ông Tống Phước Hoàng

154

Con Ông Tống Phước Nữa

Ông Tống Phước Khánh Đoan

154

Bà Tống Phước Thùy Trang – Tống Phước Thùy Vân

155

Ông Tống Phước Thịnh

156

Ông Tống Phước Thiện

156

Con ông Tống Phước Đạt

Ông Tống Phước Lành

157

Ông Tống Phước Mạnh - Tông Phước Khỏe

158

Ông Tống Phước Quang

159

Con ông Tông Phước Nam

Ông Tống Phước Ngọc Trinh

159

Ông Tống Phước Sơn

160

Con ông Tống Phước Thơ

Tống Thị Nga

160

Tống Phước Nhật – Tống Quốc Khánh

161

Con ông Tng Phước Dũng

Ông Tống Phước Vũ Duy

162

Bà Tống Phước Mỹ Hằng

163

Con ông Tng Phước Hai

Tng Phước Vũ Minh

163

Con ông Tng Phước Hải

Tống Nguyễn Bảo Châu – Tng Phước Mỹ Huyên

164

Tng Phước Mỹ Hằng

165

Con ông Tng Phước Hoàng

Tng Phước Ánh Hồng

165

Tng Phước Trà My

166

Con ông Tng Phước Hoàng Vũ

Tng Phước Hoàng Long

166

Đời Mười ba

Con ông Tng Phước Lân

Tng Phước Quỳnh Linh

167

Tng Phước Quỳnh Giao

167

Con ông Tng Phước Thảo

Ông Tông Phước Quốc Bảo

168

Con ông Tng Phước Mạnh

Tng Phước Gia Khánh

168

Tng Phước Gia Huy

169

Con ông Tng Phước Mẫn

Tng Phước Hiếu

169

Tống Thị Thảo

170

Con ông Tng Phước Mỹ

Tống Thị My

179

Tống Thị Ny

171

Con ông Tng Phước Hải

Tng Phước Gia Bảo

171

Con ông Tng Phước Vũ Duy

Tng Phước Thanh Phong

172

Ngoại Phả

173

Bản đồ Huế

175

Lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế

176

Cung Diên Thọ

180

Một số hình ảnh dựng gia phả

185

Các ngày giỗ

191

Phiên âm bài vị thờ Quy Quốc Công

195

Mục lục

199

 
 

BAN CHỈ ĐẠO

Ông VÕ NGỌC AN

Ông VÕ VĂN SỔ

Ông NGUYỄN THANH BỀN

Bà PHAN KIM DUNG

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Ông HUỲNH VĂN NĂM

Ông TRẦN VĂN ĐƯỜNG

Ông DIỆP HỒNG PHƯƠNG

HOÀN THÀNH THÁNG 04 NĂM 2011

clip_image148

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét