Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

CÔNG VIÊN LỊCH SỬ VĂN HOÁ DÂN TỘC TPHCM - KHU TƯỞNG NIÊM CÁC VUA HÙNG

CÔNG VIÊN LỊCH SỬ VĂN HOÁ DÂN TỘC TPHCM – KHU TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG  Ở QUẬN 9 TPHCM SÁT SÔNG ĐỒNG NAI
GỒM 2 MỤC
1 -  CÔNG VIÊN LỊCH SỬ VĂN HOÁ DÂN TỘC TPHCM KHU TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG
2 -  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH; ĐỊA LÝ; DIỆN TÍCH; ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

1 -  CÔNG VIÊN LỊCH SỬ VĂN HOÁ DÂN TỘC TPHCM – KHU TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG   Ở QUẬN 9 TPHCM GẦN SÔNG ĐỒNG NAI

IMG_1140IMG_1144- IMG_1183

A  -  THƯ VIỆN HÌNH ẢNH GỒM 3 ALBUMS

ALBUMS SỐ 1

ALBUM SỐ 2

ALBUMS SỐ 3

B -  VIDEO 

7video công viên lịch sử văn hoá dân tộc TPHCM ở Q. 9

2 -  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH; ĐỊA LÝ ; DIỆN TÍCH; ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG,

Mục đích xây dựng

Căn cứ Quyết định số 298/TTg ngày 08/05/1997 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu xây dựng Công viên lịch sử văn hoá dân tộc được xác định :

+ Làm điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân nhất là cho thế hệ trẻ ( ở trong nước và đồng bào ở nước ngoài về thăm quê hương), góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu văn hoá Việt Nam với nước ngoài, tăng cường tính phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố.

+ Tạo một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng; góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của Thành phố; giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch và công trình văn hoá tiêu biểu của dân tộc; có làng văn hoá các dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chới dân gian trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, làng hoa kiểng ... phù hợp với sự phát triển phong phú và da dạng của thành phố Hồ Chí Minh.

Địa điểm

Cách trung tâm Thành phố 27km về hướng Đông Bắc, gần các khu công nghiệp,thương mại, dịch vụ của vùng tam giác thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Diện tích

Diện tích đất sử dụng 395 ha , trong đó 368 ha thuộc quận 9, Tp. HCM và 27 ha thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.; được quy hoạch thành 4 khu chức năng.

Khu Cổ Đại

84,15

Khu Cổ Đại có diện tích (84,15ha) tái hiện thời cổ đại Thượng cổ - Văn minh sông Hồng, thời Hùng Vương cho đến Ngô Quyền (938 sau công nguyên) với các nội dung xây dựng chính:

* Khu tưởng niệm các vua Hùng

* Khu tái hiện thời đại Văn hóa Sơn Vi; Hòa Bình; truyền thuyết về người giao chỉ.

* Khu tái hiện sinh hoạt Văn hóa Bắc Sơn, Phùng Nguyên.

* Khu tái hiện văn minh sông Hồng, nước Văn Lang.

* Khu thể hiện các truyền thuyết: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích Trầu Cau,Bánh Dày Bánh Chưng, Thánh Gióng ...

* Khu tái hiện tình cảnh nhân dân và các cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Khúc Hạo đến Ngô Quyền.

Quan trọng nhất trong khu vực này là Khu tưởng niệm các Vua Hùng với công trình trung tâm là Đền tưởng niệm các Vua Hùng. Đây là một trong 12 công trình và chương trình trọng điểm của Tthành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai xây dựng với mục đích là:

* Nơi tôn nghiêm để tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

* Nơi thiêng liêng để nhân dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên, hướng về cội nguồn.

* Nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa , khơi dậy tình cảm về nguồn, lòng tự hào dân tộc.

Khu Trung Đại

29,19

Khu Trung Đại có diện tích (29,19ha) tái hiện các chiến công và những sự kiện lịch sử thời Đinh, Lê, Lý, Trần đến thời Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (Thế kỷ 10 - thế kỷ 18) với các nội dung xây dựng chính:

Khu vực tái hiện thời Đinh - Lê -Lý

Khu vực tái hiện thời Nhà Trần

Khu vực tái hiện triều đại Hồ Quý Ly

Khu vực tái hiện thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi

Khu vực tái hiện thời Mạc - Trịnh - Nguyễn

Khu vực tái hiện thời Tây Sơn

Khu Cận - Hiện Đại

35,92

Khu Cận - Hiện Đại có diện tích 35,92ha tái hiện từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, với các nội dung xây dựng chính:

Khu vực tái hiện thời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1858

Khu vực tái hiện thời Pháp thuộc từ 1858 - 1930

Khu vực tái hiện thời kỳ đấu tranh giành độc lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Khu vực tái hiện cuộc đời và sự nghịêp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu quảng trường Độc lập và tượng đài Thống nhất

Khu Sinh Hoạt Văn Hóa

245,74

Khu sinh hoạt văn hóa có diện tích (245,74 ha) bao gồm Cù lao Bà Sang với các khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí theo chuyên đề.

1. Bảo tàng lịch sử tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.

Là một bảo tàng trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 và được triển khai đầu tư xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Khu rừng Trường Sơn.

Giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Tổ chức giao lưu văn hóa và sinh hoạt lễ hội của các dân tộc.

Tái hiện rừng Trường Sơn tổ chức các loại sinh hoạt vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3. Công viên Điện ảnh.

Giới thiệu nền điện ảnh Việt Nam từ ngày mới thành lập đến nay. Tổ chức trường quay và các dịch vụ về điện ảnh phục vụ các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

4. Khu Làng hoa - du lịch tắm bùn khoáng.

Giới thiệu chuyên ngành hoa kiểng của thành phố, trưng bày, giao dịch, mua bán các giống hoa kiểng và hoa quả nhiệt đới Việt Nam. Tổ chức khu nghĩ dưỡng với loại hình tắm bùn khoáng nóng

5. Khu Công viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình.

6. Khu du lịch sinh thái Cù lao Bà Sang.

Xây dựng trên Cù lao Bà Sang với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn và các loại hình vui chơi giải trí đặc thù vùng sông nước Nam bộ.

7. Khu vui chơi giải trí dọc Sông Đồng Nai.

Tổ chức các loại hình vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ... phục vụ khách tham quan, du lịch.

8. Khu bảo tồn chùa Hội Sơn thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông.

9. Khu bảo tồn chùa Bửu Long thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông.

LICH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA LÝ DIỆN TÍCH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG VIÊN

LICH SỬ VĂN HOÁ DÂN TÔC TPHCM

TRANG WEB COLIVAN  TẠI ĐÂY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét